Sốt xuất huyết có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Như chúng ta đã biết, đây là căn bệnh truyền nhiễm diễn ra ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lý do gây sốt xuất huyết phần lớn do virus Dengue truyền từ muỗi vằn. Mỗi năm, trên thế giới có hàng triệu ca nhiễm virus sốt xuất huyết, căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và có thể biến chứng nếu không điều trị đúng cách.
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi siêu vi trùng Dengue. Đây là căn bệnh có thể lây truyền nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn.
Căn bệnh có thể làm người bệnh trở nên đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Dạng nhẹ thể gây tình trạng phát ban, sốt cao còn dạng nặng thì gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và thậm chí là tử vong.
Ba đường lây bệnh chính là:
Muỗi Aedes aegypti sau khi bị nhiễm bệnh và đốt người khỏe mạnh sẽ truyền virus Dengue sang người đó. Sau khi truyền bệnh, muỗi vẫn có thể lây lan virus cho những người khác.
Muỗi có thể nhiễm bệnh sau khi đốt người mắc virus Dengue. Đây có thể là người có biểu hiện sốt xuất huyết, chưa có triệu chứng hay không có. Thời gian truyền virus sang muỗi có thể xảy ra trong 2 ngày trước khi bệnh nhân có các biểu hiện sốt xuất huyết và kéo dài đến 2 ngày sau khi hết sốt.
Một người có thể bị lây nhiễm virus nếu được truyền máu của người mắc bệnh hay sử dụng chung kim tiêm với họ. Nhưng khả năng lây nhiễm này ít hơn so với lây qua muỗi đốt.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ có nhiều điểm giống với sốt xuất huyết ở người lớn. Khi bị nhiễm virus gây bệnh sẽ mắc phải một trong 2 trường hợp là biểu hiện ra bên ngoài hay xuất huyết nội tạng.
Sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ : Sốt xuất huyết Dengue, Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng.
Đọc thêm:
Bệnh này có triệu chứng khá đa dạng và xảy ra nhanh chóng quá trình từ dạng nhẹ đến nặng. Nó xuất hiện đột ngột và người bệnh thường trải qua qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng là hồi phục.
Bạn hãy cẩn trọng giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue bình thường thường, nếu đã sang giai đoạn nguy hiểm nghĩa là đã chuyển qua sốt xuất huyết Dengue nặng. Lúc này cần phải đưa bệnh nhân nhập viện ngay vì dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Sau thời gian ủ bệnh giai đoạn sốt sẽ xuất hiện và kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi virus từ muỗi vào trong cơ thể. Lúc này:
- Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao kéo dài 39 - 40 độ C từ 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.
- Có thể xuất hiện mẩn, phát ban, da xung huyết.
- Đau đột ngột và kéo dài ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Đau cơ, đau khớp.
Thông thường vào ngày thứ 3 - 7 sau khi bị bệnh, có thể còn sốt hay đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không đồng nghĩa là đang hồi phục mà ngược lại cần phải theo dõi triệu chứng của sốt xuất huyết dengue có thể phát triển thành dạng nặng.
Xuất huyết: Các nốt xuất hiện rải rác, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng, và mảng bầm tím. Còn nếu xuất huyết ở niêm mạc sẽ gây ra tình trạng chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Nếu đang bị kinh nguyệt thì có thể kéo dài hay xuất hiện kinh sớm. Và cuối cùng là xuất huyết nội tạng ở hệ tiêu hóa, phổi, não là triệu chứng nặng (nôn ra máu, đi phân đen).
Một số trường hợp nặng có thể có triệu chứng suy tạng như: viêm gan nặng, não hay cơ tim. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở bệnh nhân không có biểu hiện thoát huyết tương rõ hay không sốc.
Khoảng 24 - 48 tiếng sau giai đoạn trên, cơ thể bệnh nhân xuất hiện tình trạng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 - 72 tiếng.
Bệnh nhân hết sốt, cơ thể tốt lên, thèm ăn uống trở lại, tiểu nhiều và huyết áp ổn định.
Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho người bệnh có thể gây ra hiện tượng phù phổi hay suy tim.
Sốt xuất huyết có nguy cơ gây biến chứng cao và dễ ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, việc xác định mức độ của bệnh là điều vô cùng quan trọng để có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp.
- Giai đoạn điều trị ở nhà: Khi thấy triệu chứng sốt từ 2 - 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà và biện pháp lúc này cần làm là bù nước.
- Giai đoạn ở viện thời gian ngắn (12-24 tiếng): Cần phải đưa bệnh nhân nhập viện ngay khi phương pháp điều trị bù nước bằng đường uống không có hiệu quả và người bệnh có các nốt xuất huyết dưới da hay niêm mạc.
- Giai đoạn ở viện thời gian dài (>24 tiếng): Bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị ngay khi có triệu chứng sốt li bì, chân tay lạnh, viêm họng, mạch yếu, khó thở...
Bệnh này hiện tại chưa có thuốc điều trị, biện pháp chính là điều trị triệu chứng, khi bệnh ở dạng nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, hạ sốt với Paracetamol, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa. Người bệnh cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện làm các xét nghiệm thiết yếu.
Đầu tiên là phải hạ sốt cho bệnh nhân bằng thuốc. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân sốt quá 39ºC có thể dùng thuốc paracetamol để hạ sốt. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ bạn cần lưu ý chỉ dùng (10 – 15mg/kg cân nặng).
Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhiều lần trong ngày cho bệnh nhân nếu cần thiết. Mỗi lần uống nên cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng. Bên cạnh đó, để tránh ngộ độc thuốc, hãy sử dụng thuốc ít hơn năm lần trong cùng một ngày. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không dùng những loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen… khi bị sốt xuất huyết. Các thuốc này có thể khiến các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn… trở nặng.
Đọc thêm:
Làm gì khi bị sốt? Hướng dẫn cách hạ sốt cho người lớn bằng gừng
Đề phòng với biến chứng sau khi hạ sốt của bệnh sốt xuất huyết
Bên cạnh uống thuốc hạ sốt, bạn có thể bổ sung thêm cách khác:
- Chườm khăn mát lên trán. Tuyệt đối không dùng nước đá hay nước lạnh.
- Lau người bằng nước ấm.
Bên cạnh đó, không nên tự truyền dịch tại nhà vì dễ dẫn tới tình trạng phù nề, suy hô hấp làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi chườm thì nên lấy nước ấm hoặc nước có nhiệt độ thường, không nên sử dụng nước đá dễ gây co mạch.
Khi mắc bệnh, hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cơ thể đầy đủ chất, cân bằng 4 nhóm chất đạm, đường, bột, béo; không nên kiêng dễ dẫn tới suy dinh dưỡng. Với trẻ con, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, vừa giúp trẻ nhận đủ chất đồng thời dễ hấp thu hơn. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú, bạn nên cho bú sữa nhiều hơn để đề tránh cơ thể mất nước.
Các cách trên chỉ thích hợp với xuất huyết thể nhẹ còn nặng sẽ dễ dẫn tới sốc, chảy máu trong và nghiêm trọng hơn là tử vong. Các triệu chứng dưới đây cho thấy bạn cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất:
- Đau bụng liên tục và dữ dội
- Nôn (tối thiểu 3 lần trong 24 giờ)
- Chảy máu mũi hay nướu
- Nôn ra máu hay có máu trong phân
- Cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, cáu kỉnh.
Những đồ ăn nhiều dầu mỡ là một trong những yếu tố gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này sẽ dẫn tới người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chậm hồi phục hơn.
Khi bị bệnh, sức đề kháng đồng thời cũng giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi ăn đồ có tính chất cay, nóng như ớt, gừng... thì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Điều này vừa khiến tình trạng bệnh nặng hơn vừa làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Trong giai đoạn bị bệnh, bạn cũng nên tránh nạp các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh rất dễ bị chảy máu. Việc kiêng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng người bệnh có bị chảy máu dạ dày khi bị nôn mửa hay không.
Bệnh nhân không nên sử dụng các loại đồ uống ngọt như soda, mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục. Nguyên nhân bởi tiêu thụ đường sẽ làm các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn. Bên cạnh đó, rượu, coffee và thuốc lá cũng không sử dụng khi đang bị bệnh.
Dấu hiệu đặc trưng của sốt xuất huyết là sốt cao kèm mất nước nên việc bổ sung nước là quan trọng nhất. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho bệnh nhân uống thêm các loại nước hoa quả như nước cam, bưởi, dừa vì chúng chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng và từ đó hỗ trợ bệnh thuyên giảm.
Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là biểu hiện thường gặp, đặc biệt là trẻ con. Do đó bạn nên cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp để dạ dày dễ hấp thu và cung cấp được nhiều dưỡng chất. Với trẻ em bị mắc bệnh mà đang trong giai đoạn bú, người mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn ngày thường để nâng cao sức đề kháng. Trong thời gian này, việc cung cấp vào cơ thể các món ăn giàu đạm, vitamin A, kẽm là việc rất cần thiết.
Không. Khi mắc bệnh, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ra ngoài, tránh gió và tắm nước lạnh. Do đó, bạn nên ở nhà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để mau khỏe bệnh.
Khi bắt đầu xuất hiện các nốt hạch đó là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Nếu ở dạng nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà còn nặng thì cần phải đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Một bệnh nhân bị sốt xuất huyết không cần bắt buộc có dấu hiệu phát ban. Dù không phát ban hay có đều có thể phát triển gây ra sốc - biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết.
Phần lớn trường hợp tử vong là do sốc nặng, đây là hội chứng với biểu hiện tụt nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt dưới mức bình thường - cộng thêm tác dụng thuốc hạ nhiệt thì vô cùng nguy hiểm), tri giác giảm, cảm thấy lờ đờ, mê sảng, tụt huyết áp...
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Bệnh có thể xảy ra với mọi đối tượng và thậm chí gây tử vong. Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán hay điều trị y khoa.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn