Trước khi hiểu về cách lây truyền Adenovirus phổ biến nhất thì có những điểm chính sau mà cha mẹ cần chú ý về virus này:
- Bệnh do Adenovirus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm, trong đó nhiễm trùng đường tiêu hóa phổ biến hơn ở trẻ dưới 5 tuổi
- Hầu hết trẻ em sẽ mắc ít nhất một type Adenovirus tới khi 10 tuổi
- Nhiễm trùng do Adenovirus thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau vài ngày
- Bệnh do Adenovirus có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ có hệ miễn dịch kém.
- Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp do Adenovirus xảy ra do tiếp xúc với bề mặt, đồ vật dính dịch tiết có virus, dịch tiết ở đây có thể là các giọt bắn từ đường hô hấp. Adenovirus có thể tồn tại trong nhiều giờ trên các đồ vật như tay nắm cửa, bề mặt cứng và đồ chơi.
Nếu trẻ vô tình đưa tay chạm vào các bề mặt này và đưa lên mặt, mũi hay mắt thì trẻ sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Sự lây truyền chủng Adenovirus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa thường xảy ra khi tiếp xúc với đường phân - miệng. Thông thường điều này xảy ra do trẻ rửa tay không kỹ hoặc ăn phải thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Tùy vào mỗi thể trạng của trẻ mà có thể khởi phát các triệu chứng khác nhau, nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm đều ở thể nhẹ với ít triệu chứng. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Các triệu chứng có thể phát triển từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh bao gồm:
+ Các biểu hiện của cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi
+ Viêm họng
+ Sốt
+ Ho dữ dội
+ Sưng hạch bạch huyết
+ Đau đầu
+ Bồn chồn, bứt rứt
+ Viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Các triệu chứng có thể phát triển từ 1 - 2 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh. Các dấu hiệu này thường phổ biến hơn ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể kéo dài tới 1 - 2 tuần. Cụ thể:
+ Sự khởi phát đột ngột của việc tiêu chảy ra nước
+ Sốt
+ Đau họng
+ Nôn mửa.
Như đã nói thì hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều tiến triển ttoos khi điều trị tại nhà theo các nguyên tắc: nghỉ ngơi nhiều, cho trẻ uống đủ chất lỏng, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt trên 38 độ 5, sử dụng máy bù ẩm hoặc thuốc giảm nghẹt mũi.
Đối với trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ sinh non), những người có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ em khỏe mạnh và người lớn bị nhiễm adenovirus nặng có thể cần thuốc kháng virus và điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch, oxy và điều trị thở.
Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng Adenovirus thì cha mẹ cần:
- Đảm bảo trẻ em và người chăm sóc trực tiếp rửa tay sạch sẽ và thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây
- Hạn chế việc trẻ chạm tay vào mắt, mũi và miệng nếu chưa rửa tay
- Giữ cho các bề mặt dùng chung, hay tiếp xúc chẳng hạn như đồ chơi của trẻ, mặt bàn, điều khiển được sạch sẽ
- Giữ cho trẻ đang bị bệnh ở nhà, tránh tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây nhiễm cho trẻ khác
- Cho trẻ dùng riêng đồ dùng vệ sinh cá nhân, cốc nước, khăn, gối
- Không nên cho trẻ đi bơi ở các bể bơi không được vệ sinh đúng cách
- Dạy cho trẻ học cách hắt hơi và ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy thay vì dùng tay để che miệng.
Thực tế thì không có bất kì phương pháp điều trị chung nào cho nhiễm trùng do Adenovirus. Điều có thể làm là giảm nhẹ bằng cách điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,... Thuốc kháng virus không có tác dụng đối với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tương tự, kháng sinh không hoạt động trên Adenovirus.
Nguồn dịch: HopskinMedicine
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn