Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?

11:47 | 01/11/2024;
Ngoài viêm tai giữa là nguyên nhân gây đau tai phổ biến thì còn nhiều lý do khiến một người bị đau tai, đặc biệt là đau tai ở trẻ nhỏ. Đau tai có thể là đau tai trái, đau tai phải hoặc xảy ra cơn đau ở cả hai bên lỗ tai.

Tai có thể bị đau do nhiều nguyên nhân. Đau tai xảy ra và phát triển do vấn đề trực tiếp ở tai hoặc xảy ra ở một bộ phận khác của cơ thể dẫn tới đau tai (còn gọi là đau xuất chiếu). Đau tai do đâu? Cách chữa đau tai như thế nào? Dấu hiệu đau tai chuyển nặng cần thăm khám bác sĩ sớm là gì?... Dưới đây là một số thông tin liên quan tới tình trạng đau tai mà bạn có thể tham khảo.

Đau tai được mô tả là cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói, nóng rát. Tùy theo nguyên nhân mà mức độ đau tai ở mỗi người sẽ khác nhau. Để chữa đau tai, cần dựa vào chính xác nguyên

1. Nguyên nhân gây đau tai do đâu?

Theo Health, dưới đây là một số lý do cho thấy đau tai do đâu. Lưu ý, các thông tin này không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ tại các cơ sở y tế.

- Cảm lạnh thông thường gây đau tai

Cảm lạnh thông thường có thể gây ra cơn đau tai. Khi mắc cảm lạnh, viêm nhiễm có thể làm sưng niêm mạc, dẫn đến việc ống Eustachio bị tắc nghẽn, không thoát được chất lỏng và áp lực, gây ra cảm giác đau và khó chịu ở tai.

Ống Eustachian (hay còn gọi là vòi Eustache), là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tai mũi họng, có nhiệm vụ cân bằng áp lực tai và xả dịch dư thừa từ tai giữa. Đây là một ống nhỏ, dài khoảng 35mm, nối liền tai giữa với phần trên của hầu, thường được đóng kín. Vòi Eustache được chia thành hai phần chính: Phần xương và phần sụn.

Rối loạn chức năng ống Eustachian do tắc nghẽn khiến tai cũng có cảm giác như tai bị đầy, đau tai ù tai, nghe thấy tai kêu lụp bụp hoặc nổ lách tách hay suy giảm thính lực.

Ngoài đau tai, các dấu hiệu cảm lạnh khác có thể kể đến như: Chảy nước mũi, đau họng, ho, sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ thể hoặc đau đầu mức độ nhẹ, sốt nhẹ, hắt hơi.

Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?- Ảnh 1.

Cảm lạnh thông thường có thể gây đau tai (Ảnh: ST)

- Viêm xoang

Đau tai do đâu? Đau tai có thể do viêm xoang. Viêm xoang xảy ra khi các khoang rỗng nằm trong cấu trúc xương của má, phía sau trán và lông mày, ở hai bên sống mũi và phía sau mũi bị viêm. Viêm xoang có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc nấm dẫn tới sự tích tụ chất lỏng trong xoang.

Viêm xoang có thể gây đau tai do sự ứ đọng chất nhầy và áp lực tăng lên ở trong các xoang. Điều này có thể dẫn đến việc chất dịch bị ứ đọng trong ống Eustachio, khiến áp lực trong tai giữa tăng lên và gây ra cảm giác đau tai.

Các triệu chứng viêm xoang bên cạnh đau tai có thể bao gồm: Đau đầu, đau mặt, áp lực ở mặt, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

- Dị ứng

Một số người tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng,... có thể phát triển các phản ứng dị ứng, dẫn tới kích ứng xoang gồm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mặt và trong một số trường hợp dị ứng có thể gây đau tai do tình trạng viêm và tích tụ chất lỏng trong các xoang khiến ống Eustachian bị viêm.

Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?- Ảnh 2.

Một số trường hợp dị ứng có thể gây đau tai do tình trạng viêm và tích tụ chất lỏng trong các xoang khiến ống Eustachian bị viêm (Ảnh: ST)

- Viêm tai

Đau tai do đâu? Viêm tai có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, trong đó viêm tai ở trẻ em tương đối phổ biến. Điều này là do ống Eustachian ở trẻ dễ bị tắc, khiến chất lỏng bị tích tụ lại dẫn tới đau tai ù tai hoặc đau nhức tai. Ngoài đau tai thì triệu chứng viêm tai có thể gặp như: Sốt, nghẹt mũi, chảy dịch ở tai, cảm giác đầy tai.

Nếu viêm tai ở trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói sẽ gặp khó khăn để nói cho cha biết về các triệu chứng này, vì vậy mà trẻ sơ sinh có xu hướng cáu kỉnh hơn, khó ngủ, khóc khi nằm,...

- Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Thủng màng nhĩ là một tình trạng trong đó màng nhĩ bị rách hoặc thủng. Khi màng nhĩ bị thủng, khả năng bảo vệ tai giữa khỏi vi khuẩn và vi rút giảm, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao, gây viêm và đau tai hoặc suy giảm thính lực.

Tiếng động lớn gần tai, áp suất không khí thay đổi nhanh hoặc chấn thương do vật thể như tăm bông cũng có thể là nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ở mọi lứa tuổi. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng do biến chứng viêm tai giữa.

- Sự tích tụ của ráy tai

Đau tai do đâu? Sự tích tụ của ráy tai có thể gây đau tai. Ráy tai là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài, được tạo ra từ các chất nhờn và tế bào chết, cộng với bụi bẩn và mồ hôi trong ống tai. Chức năng của ráy tai là ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai, giúp bảo vệ thính giác khỏi nấm mốc, vi khuẩn. Thông thường, ráy tai sẽ tự khô và bong tróc ở tai ngoài.

Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?- Ảnh 3.

Sự tích tụ của ráy tai có thể gây đau tai (Ảnh: ST)

Quá nhiều ráy tai có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ống tai, gây ra cơn đau tai. Ngoài đau tai, bạn cũng có thể nhận thấy cảm giác đầy tai hoặc nghe kém, đau tai ù tai hoặc chóng mặt.

- Chênh lệch áp suất không khí đột ngột

Sự thay đổi độ cao khi bay, lặn dưới nước hoặc lái xe ở các vùng có địa hình cao có thể dẫn tới tình trạng chấn thương khí áp tai (ear barotrauma). Xảy ra khi màng nhĩ bị căng thẳng do mất cân bằng áp suất giữa không khí trong tai giữa với không khí ngoài môi trường.

Các triệu chứng chấn thương khí áp tai khác ngoài đau tai là: Chóng mặt, mất thính lực, cảm giác nghẹt tai, chảy máu mũi. Nếu các triệu chứng ở tai kéo dài sau vài giờ, kể cả khi đã thử nuốt nước bọt, nhai kẹo cao su, ngáp,... hãy đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nếu thấy bị sốt, chảy dịch tai hoặc tai sưng đau nhức dữ dội.

- Viêm tai ngoài (Swimmer's ear)

Không biết đau tai do đâu thì viêm tai ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây đau tai mà bạn cần chú ý nếu đang thắc mắc đau tai là bệnh gì. Viêm tai ngoài (Swimmer's ear) là một tình trạng nhiễm trùng tai điển hình ở phần da ống tai. Nguyên nhân viêm tai ngoài là do sự tiếp xúc với môi trường nước trong một thời gian dài. Từ đó ống tai luôn trong tình trạng ẩm ướt và vi trùng, nấm có môi trường thuận lợi để phát triển.

Các triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài bao gồm đau tai, ngứa tai, chảy dịch và sưng. Vì nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác của tai và trở nên tồi tệ hơn, nên điều quan trọng là phải thăm khám bác sĩ chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt. Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng viêm tai ngoài sớm có thể gặp như ngứa trong ống tai; quan sát thấy ống tai hơi đỏ và kéo nhẹ vành tai sẽ thấy đau. Ở một vài trường hợp, trong tai có thể có một ít dịch.

Bị viêm tai ngoài mức độ nặng có thể dẫn tới các đơn đau kéo từ tai đến cổ, mặt và hai bên đầu. Quan sát thấy ống tai bị sưng nề và gần như bị tắc nghẽn hoàn toàn. Người bệnh có thể bị sốt và lên hạch ở cổ.

Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?- Ảnh 4.

Viêm tai ngoài (Swimmer's ear) là một tình trạng nhiễm trùng tai điển hình ở phần da ống tai (Ảnh: ST)

- Rối loạn khớp thái dương hàm

Đau tai do đâu? Đau tai có thể do rối loạn khớp thái dương hàm. Là tình trạng đau ở cơ nhai hoặc khớp hàm. Bên cạnh cảm giác khó chịu ở tai, người bị rối loạn khớp thái dương hàm có thể bị đau tai ù tai, mất thính lực, cứng hàm và khó cử động hàm, phát ra tiếng kêu lục cục hoặc lách cách từ hàm.

- Viêm amidan

Amidan có thể bị viêm do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus khiến amidan và vùng lân cận bị sưng đỏ, đau họng và khó nuốt. Đau tai do viêm amidan cũng thường xảy ra kèm theo sốt, ớn lạnh và đau đầu.

2. Cách chữa đau tai tại nhà đơn giản

Trước tiên, tùy thuộc vào từng nguyên nhân đau tai do đâu mà cách chữa đau tai cũng có sự khác biệt. Điều quan trọng là tìm kiếm chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau tai, đau tai ù tai. Nếu bị đau tai, bạn có thể thử áp dụng một số cách chữa đau tai, giảm cơn đau tại nhà như sau:

- Chườm đá lên vùng tai bị đau để giảm viêm và làm tê cơn đau.

- Chườm ấm sẽ giúp loại bỏ ráy tai bị tích tụ, dịch và tình trạng viêm ở vòi nhĩ.

- Khi nằm ngủ, hãy cố gắng nằm ngửa thay vì nằm nghiêng. Nằm nghiêng có thể làm tăng áp lực tai và dẫn tới đau tai nghiêm trọng hơn.

- Nhai kẹo cao su, ngáp hoặc nuốt nước bọt có thể giúp giảm giảm áp lực tai do thay đổi độ cao hoặc nhiễm trùng.

Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?- Ảnh 5.

Cách chữa đau tai tại nhà đơn giản (Ảnh: ST)

- Sử dụng thuốc nhỏ tai không kê đơn và thuốc giảm đau để làm dịu cơn khó chịu tai nhẹ. Với dị ứng, tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng và dùng thuốc kháng histamin có thể hữu ích để loại bỏ triệu chứng.

Nếu cơn đau tai là do một loại vi khuẩn đường hô hấp như cảm lạnh, điều quan trọng là phải uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như sưng và tích tụ dịch trong tai. Máy tạo độ ẩm cũng có thể hữu ích để giảm đau tai.

Nếu áp dụng các biện pháp chữa đau tai tại nhà kể trên không giúp cơn đau thuyên giảm, thuốc theo đơn và điều trị từ bác sĩ tai mũi họng là cần thiết. Trong các trường hợp đau tai do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng và ngăn ngừa tái phát.

Với ráy tai, mọi người có thể lấy ráy tai tại nhà bằng các loại nhỏ chuyên dụng giúp làm mềm và đẩy ráy tai ra ngoài dễ dàng. Không nên lấy ráy tai bằng tăm bông có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu hơn dẫn tới khó loại bỏ. Nhưng nếu bạn gặp khó khăn hoặc khó chịu khi tự lấy ráy tai tại nhà, hãy cân nhắc tới các phòng khám tai mũi họng để được hỗ trợ.

3. Dấu hiệu đau tai cần thăm khám bác sĩ

Thông thường cơn đau tai sẽ biến mất sau vài ngày hoặc khi các bệnh như cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng thuyên giảm.

Đau tai do đâu? Dấu hiệu đau tai nghiêm trọng cần khám bác sĩ là gì?- Ảnh 6.

Dấu hiệu đau tai cần thăm khám bác sĩ (Ảnh: ST)

Tuy nhiên, nếu đau tai không thuyên giảm (hoặc trở nên tệ hơn) trong vòng 24 đến 48 giờ. Hay bị đau tai kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng hơn cho thấy nhiễm trùng nặng như: Sốt, đau nhức tai dữ dội, bị đau tai dữ dội rồi đột nhiên hết đau, các triệu chứng xuất hiện mới như đau đầu, chóng mặt hoặc đau tai sưng tai hay bị mất thính lực, tai chảy dịch hoặc mủ có mùi tanh hôi,... thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị nguyên nhân đau tai do đâu kịp thời.

Tình trạng đau tai không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được hoàn toàn nhưng bạn cần cố gắng việc nhiễm trùng/viêm tai bằng cách giữ tai khô ráo sau khi bơi hoặc tắm; không nên ngoáy tai quá mức, cân nhắc sử dụng thuốc xịt mũi steroid nếu bị dị ứng theo mùa hoặc thỉnh thoảng kèm theo cơn đau tai,... Và đặc biệt, khi bị đau tai và không biết đau tai do đâu thì cần khám bác sĩ sớm.

Nhìn chung, đau tai do đâu sẽ được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng đau tai và các biểu hiện liên quan mà bạn gặp phải. Thông thường, cơn đau tai sẽ thuyên giảm trong vòng 2 - 3 ngày, đặc biệt nếu do đau tai do viêm tai. Hiếm khi đau tai gây ra các biến chứng sức khỏe lâu dài nhưng nếu không được điều trị đúng, đau tai vẫn có tỷ lệ ảnh hưởng tới màng não rất nguy hiểm.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn