Năm 1994 hiệp hội đau quốc tế IASP (International Association for the Study of Pain) đã đưa ra định nghĩa đau. Triệu chứng đau là gì?: "Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay tiềm tàng của các mô, hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế".
Đau được chia làm 3 loại: Đau cấp tính, đau mạn tính, đau bán cấp.
- Đau cấp tính là triệu chứng đau xảy ra đột ngột, không kéo dài, chỉ kéo dài dưới 3 tháng, sẽ hết đau khi khỏi chấn thương và các bệnh lý nguyên nhân.
- Đau mạn tính là triệu chứng đau kéo dài từ trên 3 - 6 tháng, đau thường kéo dài, dễ tái phát.
- Đau bán cấp là triệu chứng đau trung gian giữa đau cấp tính và đau mạn tính.
Đau trong ung thư là gì, đau trong ung thư là khi ung thư lan rộng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ quan khác trong cơ thể gây hiện tượng đau trong ung thư xuất hiện, tiến triển, từng cơn hay đau kéo dài.
Đau trong ung thư được chia làm 3 loại gồm đau thực thể, đau các nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh gây ra.
Đau thực thể là hiện tượng khối u xâm lấn, chèn ép vào các tổ chức cơ quan tại chỗ nơi các khối u di căn đến. Các cơn đau này có cường độ khác nhau, có thể cấp tính hoặc mạn tính và xảy ra theo đợt.
Đau trong ung thư xảy ra khi các tế bào ung thư lan rộng - Ảnh minh họa
Hiện tượng đau thực thể xảy ra nặng hơn khi bị đè nén hoặc vận động. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhân không cảm thấy đau và mức độ đau không tương xứng với tổn thương thực tế mà cơ thể đang chịu.
Đau nội tạng là tình trạng đau xảy ra ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, nhu mô của thận không có cảm thụ đau. Do đó, người bệnh không biểu hiện đau dù đã có tổn thương nặng và rộng lớn do ung thư. Khi xảy ra hiện tượng nặng, các khối u có ảnh hưởng đến cấu trúc ống hoặc tổ chức thân cận của các cơ quan nội tạng thì người bệnh ung thư mới cảm nhận được triệu chứng đau trên cơ thể.
Đau tạng phủ thường là do các nguyên nhân: Bế tắc (hiện tượng căng và phù), thiếu oxy khiến cơ thể tăng nồng độ của acid cùng phản ứng viêm do tổn thương của ung thư gây ra.
Thực tế, cơ quan nội tạng sẽ lan đến hệ thần kinh thực vật khiến người bị bệnh khó khăn trong việc xác nhận được nguồn gốc, vị trí của cơ quan bị bệnh.
Hệ thần kinh trung ương khiến các khối u tại não có thể gây chèn ép và đau đớn. Trong hi đó thần kinh ngoại vi, đau do sự chèn ép và xâm nhập của các khối u cũng như tác dụng độc hại của xóa và xạ trị liệu trong ung thư.
Đau thần kinh có biểu hiện: Cơn đau đột ngột, bỏng buốt, có cảm giác buốt như bị đâm. Hiện tượng đau ở thần kinh ngoại đến các vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau từ thần kinh trung ương.
- Đau do khối u: Các khối u gây tổn thương, nhiễm trùng hoặc viêm.
- Đau trong ung thư phổ biến là đau xương: Các cơn đau kéo dài, âm ỉ, liên tục. Ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt cùng một số loại ung thư khác có thể dẫn đến hiện tượng ung thư di căn đến xương sườn, làm tăng nguy cơ gãy xương sườn.
- Đau do thủ thuật chuẩn đoán: Đau do tiêm tĩnh mạch, chọc hút, chọc dò ngực, chọc đốt sống thắt lưng,... khiến tình trạng đau xảy ra.
- Đau do thực hiện các phương pháp điều trị: Xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.
- Đau do nhiễm trùng là nguyên nhân gây đau ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch gây hiện tượng đau xương khớp.
- Sử dụng thuốc ức chế mạch máu khiến đau xương.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn