Con gái vốn sẵn tính yểu điệu, nhẹ nhàng, thậm chí ướt át, yếu đuối và thích được bảo bọc, chở che. Tuy nhiên, cha mẹ không thể lúc nào cũng kè kè cạnh bên để bảo vệ con. Có những bài học vô cùng quan trọng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần trang bị để con có thể đối diện với những biến cố nếu xảy đến.
Hãy nói với con có 11 điều, con phải biết cách kiểm soát bản thân và mạnh dạn từ chối. Các chuyên gia tâm lý cũng tin rằng, việc dạy con nói lời từ chối chính là một cách để bảo vệ an toàn cho con. Hàng ngày, mẹ có thể đặt ra những tình huống giả định, sau đó dạy con kiên quyết nói không với những điều khiến con khó chịu mà không cần giải thích nhiều.
Nếu một bạn nam cố gắng ép con uống rượu trong một buổi gặp mặt, hãy tránh xa, chặn số anh ta trong danh bạ điện thoại.
Từng có câu chuyện về cô gái 16 tuổi tên Lăng Y (Hồng Kông) yêu người tên là Mạc Y. Vào lễ sinh nhật Lăng Y, có 3 bạn gái của cô và 2 bạn trai của người Mạc Y. Uống say, hát karaoke xong, ba cô gái say bí tỉ nên được các bạn trai đưa về. Sáng hôm sau, Lăng Y tỉnh dậy và thấy mình nằm ven đường trong trạng thái không mảnh vải che thân. Lăng Y hốt hoảng tìm quần áo vứt tả tơi bên cạnh, về nhà khóc ròng cùng mẹ. Ba kẻ yêu râu xanh đã thừa nhận thay nhau hãm hiếp cô gái trẻ.
Nhiều bạn cho rằng, những việc tương tự khó có thể xảy ra với bản thân mình. Vì thế, đôi khi vui vẻ chuyện gì đó, tặc lưỡi uống thử; hoặc bị khích bác, bị xúi giục, thậm chí bị ép… Nếu chưa thực sự trưởng thành, chưa thực sự làm chủ được tình huống, chưa đủ kỹ năng sống và sự hiểu biết xã hội, các bạn gái hãy nói không với rượu bia để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Từng có một đoạn video được chia sẻ trên Internet: Một người mẹ ở nước ngoài khám bệnh trong một phòng khám, và hai con gái đang chơi bên ngoài. Một lúc sau, một người đàn ông trung niên mang theo rất nhiều đồ đến gần cô gái và chân thành hỏi:
"Cô bạn nhỏ, tôi là người mua ở cửa hàng đối diện, cháu có thể vào cửa hàng nhờ người giúp tôi lấy đồ được không?". Hai đứa nhỏ liền cự tuyệt: "Con là trẻ em, sao chú lại nhờ con giúp". Người đàn ông định "giải thích" thì thấy có người từ phòng khám bước ra, anh ta hốt hoảng bỏ đi.
Thực ra đứa trẻ này làm rất đúng, nhưng nếu chúng ta kể câu chuyện này cho con gái nghe, có lẽ chúng sẽ rất khó hiểu, cho rằng đứa trẻ này thiếu lễ phép và không ngoan. Mẹ cần nói thế nào để con dễ hiểu nhất? Đó là: "Nếu người lớn gặp khó khăn không thể giải quyết, nhất định sẽ tìm đến sự giúp đỡ của người lớn, chứ không phải một đứa trẻ yếu đuối hơn mình".
Cũng như đàn ông trưởng thành không nhờ phụ nữ mang thai giúp đỡ, những người khỏe mạnh không nhờ người già giúp đỡ. Trường hợp nếu thấy người kia cần giúp đỡ thực sự, hãy dặn con báo với cha mẹ mình.
Có không ít bạn trẻ xăm tên hoặc chân dung người yêu lên cơ thể rồi khi chia tay lại sẵn sàng đi xóa bấp chấp việc phải chịu đựng nỗi đau đến tận xương, chưa kể đến việc khó có thể xóa vĩnh viễn được hình xăm.
Việc xăm hình không giống như vẽ một bức hình trên giấy. Tình yêu thì không ai nói trước được điều gì. Có khá nhiều người đã phải xăm hình khác để đè lên những hình xăm tên người yêu cũ sau khi chia tay. Đặc biệt là khi họ sắp kết hôn với người khác.
Hãy tin vào giác quan thứ 6. Đôi khi, trực giác của phụ nữ rất chính xác. Cảnh giác khi phát hiện có người theo dõi, có các dấu hiệu bất thường: Nhìn chằm chằm, quan sát các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Tránh xa những nơi tụ tập đông người, chen lấn, có nguy cơ bị lợi dụng. Trong các tình huống nguy hiểm cần chạy đến nơi đông người, tránh chạy vào nơi hẻo lánh, đường cùng.
Đó có thể là: Chửi mắng, đe dọa, nói xấu, bôi nhọ danh dự, làm bản thân mình hoang mang, luôn tạo sự lo lắng cho mình, rủ rê làm chuyện vi phạm nội quy, thân mật quá mức, đối đãi tốt một cách vô lý,…
Và một số những hành vi rõ ràng, ở mức độ cần được báo động khẩn cấp chính là: Đánh đập, hành hạ, ép buộc làm việc quá sức, làm suy yếu thể trạng và làm cơ thể kém phát triển, dụ dỗ sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…). Khi bắt gặp những dấu hiệu cho thấy có khả năng bị xâm hại tình dục thì cần tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Khi có xích mích với bạn bè tuyệt đối không được hẹn nhau để giải quyết riêng, bởi sẽ có nguy cơ bị đánh đập, bạo hành thể xác. Khi con xảy ra mâu thuẫn, cha mẹ cũng có thể quan sát con mình: Con thường có các biểu hiện như buồn, mệt mỏi, khó chịu, sợ đến trường, kết quả học tập bị ảnh hưởng, không muốn gặp ai, ăn ngủ bị ảnh hưởng... Phụ huynh cần quan tâm, trò chuyện, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp.
Hãy cho con biết rằng mình là một người đáng được trân trọng. Luôn yêu bản thân và dành cho mình những điều tốt đẹp. Trong bất kỳ mối quan hệ nào con cũng cần được thấy mình được người khác tôn trọng, thương yêu. Nếu chẳng may con vấp ngã, hãy khoan dung với chính mình, ai cũng có thể mắc sai lầm trong cuộc đời. Không nên quá dằn vặt bản thân quá nhiều, tuyệt đối không làm hại bản thân, hãy mạnh mẽ đối diện với nó và tìm cách vực dậy, khắc phục những sai lầm phạm phải.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn