Chị Lê Phương Lan (Q.12, TPHCM) có con trai đang theo học ngành Đầu tư Chứng khoán. Cậu bé chăm chỉ học hành và rất ngoan ngoãn, luôn nghe lời bố mẹ. Thời gian gần đây, cậu bé bắt đầu học chơi chứng khoán và... thua lỗ.
Nhiều người ngăn chị Lan không nên đầu tư tiền cho con “chơi” chứng khoán như vậy song chị Lan đã giải thích thế này: “Chẳng ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên. Coi như má bỏ tiền cho con học! Ráng học chăm chỉ và nhất định phải thành công nhé”.
Con trai chơi chứng khoán và… thua lỗ, khiến chị Lan mất một khoản tiền lớn. Nhưng chị vẫn bảo: Đấy là “coi như má bỏ tiền cho con học”. Ảnh minh họa: Bizlive
Con trai chơi chứng khoán và… thua lỗ, khiến chị Lan mất một khoản tiền lớn. Nhưng chị vẫn bảo: Đấy là “coi như má bỏ tiền cho con học”. Ảnh minh họa: Bizlive
Edward Filer (21 tuổi, người Thụy Điển) chuyển sang Việt Nam sống từ vài tháng trước. Cậu đang trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bạn gái của Edward là người Việt Nam đã khuyên cậu nên tìm việc làm để tích lũy thêm kinh nghiệm, phục vụ cho quá trình xin việc sau này.
Thế nhưng, Edward đã thẳng thừng từ chối, bởi “tại sao phải làm việc khi mỗi tháng vẫn nhận được tiền trợ cấp từ Chính phủ?” (Theo quy định của Chính phủ Thụy Điển, sinh viên sẽ được nhận trợ cấp tương đương 30 triệu đồng mỗi tháng).
Thế nhưng, Edward đã thẳng thừng từ chối, bởi “tại sao phải làm việc khi mỗi tháng vẫn nhận được tiền trợ cấp từ Chính phủ?” (Theo quy định của Chính phủ Thụy Điển, sinh viên sẽ được nhận trợ cấp tương đương 30 triệu đồng mỗi tháng).
Edward tự tin vào khoản tiền trợ cấp của mình và cảm thấy hài lòng với cuộc sống không cần làm việc. Cậu thậm chí còn nghĩ đến việc đăng ký học thạc sĩ để tiếp tục nhận trợ cấp.
Ngày về ra mắt gia đình bạn gái, “mẹ vợ tương lai” đã “tặng” cậu nguyên một bài giáo huấn khiến cậu không sao quên được. “Cháu có thể nhận trợ cấp trong năm nay, năm sau, thậm chí một vài năm sau nữa. Nhưng cháu đâu thể nhận trợ cấp cả đời và mãi tỏ ra lười biếng hay ỷ lại như thế này. Chính phủ Thụy Điển đã giúp đỡ học sinh, sinh viên nhưng họ không biết rằng buông tay ra và để những đứa trẻ tự bơi, tự kiếm cách nuôi sống bản thân mình ngay cả trong quá trình học tập mới là cách giúp chúng trưởng thành hơn!”
Ngày hôm đó, Edward đã nhận ra rằng không phải người phương Tây mà chính người Việt Nam mới tạo nhiều điều kiện hơn cho người trẻ tự sống, tự trải nghiệm, tự “bươn chải” để trưởng thành hơn!
Video clip mang tựa đề Learning by doing and not teaching (Học bằng cách làm việc, không phải giảng dạy) do một tổ chức giáo dục của Thái Lan sản xuất đã thu hút sự chú ý và theo dõi của gần 300.000 người.
Video kể về gia đình nhỏ, gồm hai mẹ con sống từng ngày khốn khó, chật vật kiếm từng đồng từ việc bán hàng. Người mẹ đã cố gắng dạy cho cô con gái nhỏ tất cả những gì mình biết nhưng bà cũng hiểu rằng có những điều chúng ta không thể chỉ dạy mà phải để đứa trẻ tự học. Khi đứa trẻ đặt câu hỏi: “Tại sao không ai mua kem của chúng ta hả mẹ?”, bà đã nói rằng: “Vậy con phải ra chợ và xem người ta bán hàng như thế nào!”.
Cuối cùng, đứa bé đã tìm ra cách bán hàng hữu hiệu và chắc chắn, đó là bài học đáng nhớ hơn những gì đứa bé được dạy qua sách vở.