Cách đây hơn chục năm, tôi có mở một hàng bánh đa cua bán buổi chiều ở đầu ngõ.
Tôi rất chăm chút cho nồi nước dùng để nó mang đúng vị cua đồng, khách hàng tới ăn ngày càng đông. Rất nhiều trong số đó là các bà, các mẹ, các chị đón con từ trường học về, cho con qua hàng tôi ăn bát bánh đa cua lót dạ để kịp đến lớp học thêm buổi tối.
Có nhiều kiểu khách hàng nhưng đã từ lâu, tôi thật sự khó chịu với 2 bà mẹ ngày nào cũng đưa con trai ra quán tôi ăn quà.
Tôi rất chăm chút cho nồi nước dùng để nó mang đúng vị cua đồng, khách hàng tới ăn ngày càng đông. Rất nhiều trong số đó là các bà, các mẹ, các chị đón con từ trường học về, cho con qua hàng tôi ăn bát bánh đa cua lót dạ để kịp đến lớp học thêm buổi tối.
Có nhiều kiểu khách hàng nhưng đã từ lâu, tôi thật sự khó chịu với 2 bà mẹ ngày nào cũng đưa con trai ra quán tôi ăn quà.
Người mẹ thứ nhất dưới 50 tuổi nhưng thích mặc những chiếc váy hoa ngắn sặc sỡ, trang điểm sắc nét và sực nức mùi nước hoa. Lúc nào đến quán tôi là chị ấy đều nói to: “Cô cho cháu một bát đầy đủ như mọi khi”, rồi chị quay sang nói với con trai: “Con cứ ăn thoải mái. Thích ăn thêm thịt thì mẹ gọi. Nhà mình có nhiều tiền, con đừng lo”.
Cậu bé mới học lớp 5, nhưng đã biết ngượng thay cho mẹ mình. Cháu cứ gạt đi, bảo “con ăn thế là nhiều quá rồi”.
Cậu bé mới học lớp 5, nhưng đã biết ngượng thay cho mẹ mình. Cháu cứ gạt đi, bảo “con ăn thế là nhiều quá rồi”.
Trường hợp thứ 2 thì, từ xa đã thấy giọng cháu bé oang oang: “Cô cho cháu nhiều tóp mỡ, không nhiều là cháu không ăn đâu” (tóp mỡ chưng với gạch cua). Trong lúc ăn, cháu bé này liên tục xin thêm tóp mỡ. Nhiều lúc tôi phải nói dối là hết rồi thì cháu ấy đứng hẳn lên bảo: “Cô nói dối, vẫn còn đầy, sao cô không cho cháu?”.
Tôi phải giải thích là tóp mỡ cô làm đủ để bán hết bánh đa cả buổi chiều mà cháu vẫn không chịu. Mẹ cháu thì ngồi yên không nói năng gì.
Tôi phải giải thích là tóp mỡ cô làm đủ để bán hết bánh đa cả buổi chiều mà cháu vẫn không chịu. Mẹ cháu thì ngồi yên không nói năng gì.
Tôi nghĩ ở nhà, các mẹ nên uốn nắn cho con cái nết “ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Dù là ăn ở nhà hay ăn ở hàng cũng vậy. Chứ cứ như hai cặp mẹ con khách hàng của tôi, một người thì hợm hĩnh khoe của làm mất mặt con; một người mẹ thì không có ý định nhắc nhở con nghiêm khắc để ngày nào hành vi xấu ấy cũng lặp đi lặp lại thật đáng buồn.