Để con biết chịu trách nhiệm khi mắc lỗi

11:09 | 07/04/2016;
Sau khi con mắc sai lầm, ngoài việc thật lòng nói lời xin lỗi, các phụ huynh còn muốn con biết chịu trách nhiệm trước những lỗi mà con gây ra.
nh-2.jpg
Trẻ khó nói lời xin lỗi vì cho rằng mình không có lỗi. Ảnh minh họa internet

Khi đứa con gái 7 tuổi của tôi lẩm bẩm nói lời xin lỗi, tôi tự hỏi không biết con tôi có xin lỗi thật lòng hay con chỉ nói lời xin lỗi vì bị bắt buộc. Trẻ em ở độ tuổi này thường không muốn nói lời xin lỗi vì chúng cho rằng đó không phải là lỗi của chúng.

Cha mẹ có thể giúp con hiểu được hành động của con có thể ảnh hưởng đến người khác và con biết nói xin lỗi đúng nghĩa qua các bước sau:

Giúp trẻ bình tĩnh lại

Khi con có bất đồng với bạn và đã đẩy người bạn đó ngã trong lúc nóng giận, thay vì bắt con nói lời xin lỗi ngay, trước hết hãy giúp con bình tĩnh lại. Nếu cha mẹ khăng khăng bắt con nói lời xin lỗi khi đang khó chịu, trẻ sẽ không hiểu được hành vi của mình gây ảnh hưởng đến người khác thế nào. Cha mẹ thường hét lên: “Bố mẹ không cần biết, con phải xin lỗi ngay lập tức” thì càng làm cho tình trạng xấu hơn, Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ vì bị bố mẹ đối xử thô lỗ trước mặt bạn bè. Tốt hơn hết hãy nói: “Bố mẹ hiểu cảm xúc của con. Chúng ta sẽ cần một thời gian để trấn tĩnh và xem xét vấn đề này sau”.

nh-1.jpg
Cha mẹ cần cho con thời gian trấn tĩnh, không đối xử thô lỗ với con trước mặt bạn bè. Ảnh minh họa interrnet

Tìm cách giải quyết xung đột

Khi trẻ đã bình tĩnh lại, cha mẹ có thể nói cho con biết cách cư xử của con đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Hỏi con vài câu hỏi theo kiểu: “Nếu ở trường hợp của bạn, con cảm thấy thế nào?”. Cha mẹ cũng có thể giúp con nhớ lại khi ở tình huống tương tự: “Con có nhớ lúc bạn Hiếu làm ngã con lần trước? Lần này bạn Nam cũng cảm thấy như con lần đó”. Sau đó, cha mẹ cùng con suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết cho việc xung đột.

Làm gương cho con

Việc dạy con hiệu quả nhất chính là cách ứng xử của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ luôn theo dõi xem bố mẹ làm gì, nói gì, hành động ra sao, xử lý mọi việc thế nào, sau đó chúng sẽ bắt chước. Khi cha mẹ đánh con vì con làm gián đoạn cuộc nói chuyện của người lớn, cha mẹ có thể nói: “Mẹ xin lỗi. Mẹ hứa lần sau sẽ không làm như vậy. Mẹ sẽ hít thật sâu để lấy lại bình tĩnh khi mẹ cảm thấy thất vọng”. Đây có thể là cách để cha mẹ dạy con nhận trách nhiệm và đưa ra biện pháp xử lý trong thời gian tới.

anh-3.jpg
Tặng bạn món quà giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm sửa chữa sai lầm của mình. Ảnh minh họa internet

Sửa lỗi

Để lời xin lỗi của trẻ có ý nghĩa, cha mẹ có thể gợi ý cho con ngoài việc nói lời xin lỗi còn có thể làm điều gì đó để an ủi và giúp người bạn mà con mắc lỗi cảm thấy vui hơn. Con có thể vẽ một bức tranh tặng bạn hoặc chia sẻ với bạn một món đồ chơi... Sự quan tâm này sẽ giúp trẻ học được cách chịu trách nhiệm trước những sai lầm mà trẻ gây ra.

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn