‘Để con được chích’ và cách phòng ngừa dịch bệnh mà mẹ nào cũng cần biết

14:45 | 15/07/2019;
Câu chuyện về bệnh dịch cùng những “lầm tưởng” của các bậc phụ huynh lần lượt được giải mã trong quyển “Để con được chích” của tác giả Uyên Bùi cùng BS Minh Lê và BS Vân Hương. Trong đó, thủy đậu được xem là một loại dịch bệnh có tính lây nhiễm cao “không hẹn mà đến”.

Cuốn sách này được BS. Hoàng Quốc Tưởng (khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) ví như “một tài liệu tham khảo thay lời cho tất cả nhân viên y tế trong việc giải đáp thắc mắc của bệnh nhân một cách đồng nhất và khoa học về vắc xin và thực hành tiêm chủng”.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-zoster gây nên. Bệnh thủy đậu có tính lây nhiễm cao, đặc biệt ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ truyền nhiễm là 87% giữa anh chị em trong cùng một nhà. Tỷ lệ truyền nhiễm là 70% giữa các bệnh nhân nhạy cảm trong các khoa phòng bệnh viện.

24h-booking.jpg
“Để con được chích” – cuốn sách tổng hợp nội dung về hệ miễn dịch và cách phòng các bệnh lây nhiễm

 

Miễn dịch cộng đồng thấp do sự chủ quan của cha mẹ

Làn da mẫn cảm, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện của trẻ em là điều kiện “thuận lợi” để vi rút thủy đậu tấn công qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ nốt đậu. Thủy đậu còn lây nhiễm gián tiếp khi trẻ cầm nắm các vật dụng công cộng có khả năng người nhiễm thủy đậu đã từng sử dụng qua. Bởi vì mầm bệnh thủy đậu còn lây lan từ 10-15 ngày ngay cả trong giai đoạn ủ bệnh.

20190418_034506_619825_thuy-dau-o-tre-emmax-800x800.jpg
Với làn da mẫn cảm và sức đề kháng yếu, trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu nhất

 

Một thực tế đáng buồn là dù cho đã có vắc xin phòng ngừa, tỷ lệ những ca mắc bệnh thủy đậu không hề thuyên giảm. Nhiều người vẫn cho rằng đây là một căn bệnh “lành tính”. Sự chủ quan này đã khiến cho miễn dịch cộng đồng chỉ còn là một “vách ngăn mỏng như sợi chỉ” trước các tác nhân gây bệnh. Khi tỷ lệ người miễn dịch càng nhỏ, tỷ lệ người chưa có miễn dịch (trẻ chưa đủ tuổi tiêm ngừa, phụ nữ mang thai…) càng cao.

Theo số liệu từ Hội Y học Dự phòng Việt Nam, trích trong sách “Để con được chích”, năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh, 2017 là 39.000 ca, tăng 45,9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh. Trong đó, 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ em ở độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.

Để con được bảo vệ khỏi biến chứng!

Những ảnh hưởng mà bệnh dịch “có vẻ hiền” này để lại không chỉ đơn giản là những cơn sốt hay các nốt đậu gây ngứa, mà còn có khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, nhiễm trùng nốt thủy đậu để lại những vết sẹo vĩnh viễn; viêm phổi khiến bệnh nhân ho ra máu, khó thở, sốt cao. Ngoài ra, còn nhiều hệ lụy như nhiễm trùng máu, biến chứng thần kinh… thậm chí tử vong.

 

untitled-1-25-700x366.jpg
Những biến chứng nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi chẳng may mắc phải thủy đậu

 

Thêm một điểm quan trọng mà người lớn nên chú ý, chính là không chỉ có trẻ em mới cần phải tiêm phòng, người lớn vẫn nên phòng ngừa bằng vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng lớn. Miễn dịch cộng đồng là một hình thức bảo vệ gián tiếp, giúp chống lại quá trình xảy ra dịch bệnh. Điều này là do những người đã miễn dịch sẽ trở thành rào chắn, khiến cho quá trình lay lan của dịch bệnh bị chặn lại hoặc chậm lại.

Các bậc phụ huynh thường cho rằng thủy đậu là căn bệnh mà đứa trẻ nào cũng phải mắc một lần trong đời. Nhưng tại sao trẻ em phải nhiễm thủy đậu trong khi đã có vắc xin phòng ngừa? Vắc xin có tác dụng như một “chiếc ô lớn” trước “cơn mưa” dịch bệnh. Vì thế, việc trang bị một “chiếc ô” trước khi “thời tiết” thay đổi là một điều cần thiết. Do đó, chủ động tiêm chủng trở thành phương thức an toàn và hiệu quả nhất trong quá trình phòng ngừa dịch bệnh.

Phụ huynh có thể đưa con đến hầu hết các cơ sở y tế cả trên khắp cả nước để tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Trẻ từ 12 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu.

Gọi ngay tổng đài 1800 54 54 59 để được tư vấn miễn phí về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa. Truy cập fanpage Chặn đứng hệ luỵ từ thuỷ đậu hoặc website http://www.tiemphongvacxin.com để biết thêm thông tin về thuỷ đậu.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn