Kết quả này được nghiên cứu bởi Đại học Adelaide, Úc trên 8.000 nam giới và nữ giới tại các độ tuổi khác nhau, các ngành nghề khác nhau để tìm hiểu họ có bị tỉnh giấc vào ban đêm hay không. Những người tham gia đều được đeo máy theo dõi giấc ngủ trong đêm. Cuối cùng, những người tham gia được theo dõi trong khoảng 6-11 năm liên tục và cho những kết quả dưới đây.
Tỷ lệ người có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đều liên quan tới những người thường xuyên tỉnh giấc vào buổi đêm
Phó Giáo sư Mathias Baumert và các đồng nghiệp đã trực tiếp tham gia đề tài nghiên cứu và phát hiện ra rằng. Phụ nữ thức dậy vào ban đêm ít hơn nam giới nhưng tác động của việc này lại lớn hơn nam giới, đặc biệt là đối với nguy cơ tử vong do tim mạch như đột quỵ, đau tim... Cụ thể:
- Có 6,5% phụ nữ thức dậy vào ban đêm nhiều nhất, có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch là 12,8% so với 6,7% những người phụ nữ có giấc ngủ ngon vào ban đêm. Nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác cũng tăng từ 20-60%.
- Đối với nam giới, những người thường xuyên tỉnh giấc có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch chiếm 13,4%, nhỉnh hơn 1 chút so với nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ này không quá khác biệt đối với đàn ông có giấc ngủ ngon vào ban đêm (có 9,6%). Do đó, nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác từ người hay tỉnh dậy giữa đêm là 33,7% so với 28% ở những người ngủ liền mạch. Chỉ số này có biên độ chênh lệch thấp hơn rất nhiều so với phụ nữ.
Sự thức giấc này có thể xảy ra với bất cứ ai, đây là phản ứng của cơ thể khi gặp các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn như tiếng ồn, cơn đau, nhiệt độ, tiếng khóc của em bé hoặc chứng ngưng thở khi ngủ...
Theo bác sĩ Michael Breus, chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, chu kỳ giấc ngủ của một người bình thường từ 90 đến 120 phút và trải qua 3-4 chu kỳ trong một buổi đêm. Khi mỗi chu kỳ kết thúc, ban có thể thức giấc vài giây tới vài phút, sau đó lại chìm trong giấc ngủ ngay sau đó.
Nhưng khi chu kỳ này kết thúc và bạn tỉnh dậy không thể ngủ lại ngay, nằm trằn trọc, đây có thể là dấu hiệu cơ thể của bạn đang gặp một vài vấn đề không hoàn toàn bình thường và cần tìm hiểu ngay với các cơ sở y tế chuyên khoa.
Đối với TS. Alexa Kane, nhà tâm lý học, chuyên gia giấc ngủ chia sẻ trên tạp chí Health: Khi thức giấc và tỉnh táo vào ban đêm là một vấn đề, não bộ sẽ chuyển chế độ ngủ sang thức, mọi bộ phận cơ thể bắt đầu hoạt động trở lại gồm nhịp tim, huyết áp, hệ tiêu hóa,.... Điều này khiến việc ngủ trở lại khó khăn và có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ.
Khi não bộ lúc nào cũng phải suy nghĩ vì công việc hoặc một việc không thể giải quyết sẽ đẩy cơ thể rơi vào phản ứng “tăng nhạy cảm quá độ” và đặt não vào thế “chiến-hay-chạy”. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới giấc ngủ khi phiền muộn, căng thẳng luôn đeo bám bạn.
Bữa tối hôm nay của bạn có quá nhiều thịt, chất béo, đồ uống có cồn, caffein, nước trái cây… sẽ làm tăng hooc-môn cortisol gây căng thẳng cho cơ thể và giảm hooc-môn melatoin giúp điều chỉnh giấc ngủ.
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi rất mạnh sẽ khiến não bộ nhầm tưởng như ánh sáng mặt trời vào buổi trưa, khiến bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo. Điều này ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bạn và chất lượng giấc ngủ sẽ giảm sút nếu xảy ra thường xuyên. Do đó, bạn nên ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng đồng hồ để mắt không tiếp xúc với ánh sáng xanh.
Não bộ sẽ phát ra loại sóng não beta giúp bạn minh mẫn và tập trung hơn khi làm việc. Nhưng điều này lại khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng cứng khó giải tỏa dẫn đến việc bạn khó có thể ngủ ngon.
Theo phó giáo sư Dominik Linz - Khoa tim mạch Trung tâm Y tế Đại học Maastricht, Hà Lan cho rằng các biển pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn vào ban đêm, thể dục giảm cân và điệu trị chứng nắng thở sẽ giúp giảm tỉnh giấc vào ban đêm”.
Còn với giáo sư Borja Ibanez, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tim mạch, Tây Ban Nha cho biết lý do tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến tim: “Sự gián đoạn nhịp độ sinh học có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo trong động mạch. Những người có giấc ngủ kém đều gặp vài vấn đề về tim mạch”. Giáo sư nhấn mạnh, việc duy trì dinh dưỡng phù hợp, tăng cường hoạt động thể chất là biện pháp lành mạnh để giảm thiểu chứng tỉnh giấc vào ban đêm.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn