Chị Lại Hồng Nhung, ở phố Tây Sơn (Hà Nội), cho biết, các số hỗ trợ, cấp cứu khẩn cấp thường là những đầu số rất ngắn có 3 hoặc 4 chữ số, người dân dễ ghi nhớ hơn như các đầu số 113, 114, 115... Khi được hỏi, chị Nhung cho biết chỉ nhớ “loáng thoáng” là có một đầu số đường dây nóng để hỗ trợ, phản ánh về tình trạng xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em. Nhưng chị “không thể nhớ cụ thể số đường dây nóng”.
Chị kể lại, có hôm bắt gặp người đàn ông cầm dây lưng quật tới tấp vào chân một đứa trẻ đánh giày. Chị rất bức xúc nhưng không dám can thiệp. Chị Nhung nhớ tới có một đường dây nóng hỗ trợ khẩn cấp trẻ em, nhưng số này… quá dài khiến chị không thể nhớ, nên “lực bất tòng tâm”.
Theo bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 được thành lập từ năm 2004, qua 13 năm hoạt động, đầu số này đã tiếp nhận trên 2,5 triệu cuộc gọi trên phạm vi cả nước.
Trước thực tế người dân khó ghi nhớ được số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em, với đầu số 18001567 quá dài, có tới 8 chữ số. Đặc biệt là trẻ nhỏ càng khó nhớ và có thể sử dụng khi xảy ra tình huống khẩn cấp, cần có sự hỗ trợ kịp thời.
Để khắc phục tình trạng này và nâng cấp Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 lên thành Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, mới đây Bộ LĐ-TB&XH đã văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cấp số điện thoại ngắn cho đường dây nóng.
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị lấy số 111 cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, do Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) quản lý và khai thác. Tổng đài này sẽ không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến. Phí viễn thông của Tổng đài sẽ do Bộ LĐ-TB&XH trả cho doanh nghiệp viễn thông thay cho người sử dụng dịch vụ từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH: |