Đột quỵ là một căn bệnh đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm. Người mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất lớn và gặp nhiều di chứng sau đột quỵ (biến chứng đột quỵ), trở thành gánh nặng cho gia đình.
Ngay sau khi một phần não bị ngừng tưới máu, các tế bào thần kinh tại khu vực đó bắt đầu bị thiếu oxy. Nếu thiếu oxy quá 3 – 5 phút, tế bào thần kinh sẽ chết, không thể phục hồi. Vì vậy các bệnh nhân sau tai biến thường gặp các vấn đề về trí nhớ do tổn thương về tế bào thần kinh trong não khiến khả năng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh bị hạn chế.
Nhiều người rất lâu mới có thể phục hồi và không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn cũng như độ phức tạp nhiều như trước đây.
Bán cầu não bên phải chi phối nửa bên trái cơ thể và nửa bán cầu bên trái chi phối nửa bên phải cơ thể. Vì vậy khi tổn thương bán cầu đại não sẽ gây liệt hoàn toàn bao gồm cả cơ mặt, còn nếu tổn thương bán cầu não bên phải sẽ gây liệt nửa người bên trái và ngược lại.
Liệt cơ mặt cũng là di chứng sau đột quỵ, biểu hiện ở một bên mặt bị xệ, sụp mí, méo miệng… Ngoài ra, một vài bệnh nhân còn cảm thấy yếu cơ, mất cảm giác, hoặc khó vận động một bên chi.
Sau khi đột quỵ, nhiều bệnh nhân bị mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Đây chính là di chứng sau đột quỵ gọi là suy giảm thị lực.
Do bị mất khả năng vận động nên người bệnh thường phải nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng viêm loét. Triệu chứng này thường gặp ở các bệnh nhân bị liệt vận động nặng hoặc hôn mê sau đột quỵ.
Việc tập vận động sớm, thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên và sử dụng các loại nệm có bơm hơi có tác dụng tốt trong việc hạn chế biến chứng này.
Bán cầu não trái điều khiển về khả năng điều khiển và khả năng ngôn ngữ, bán cầu não phải điều khiển khả năng cảm nhận của thị giác. Chính vì điều này nên nếu bị tổn thương bán cầu não trái thì di chứng sau đột quỵ sẽ là tổn thương khả năng ngôn ngữ. Các biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là di chứng sau đột quỵ có thể xảy ra do có một ống thông foley được đặt để thu nước tiểu khi bệnh nhân bị đột quỵ không thể kiểm soát chức năng bàng quang.
Điều này là rất phổ biến sau đột quỵ hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn với những người bị trầm cảm trước đột quỵ. Phần lớn bệnh nhân trở nên tự ti vì phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và người thân. Họ cũng gặp trở ngại khi giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng do nhận thức, vận động đều bị ảnh hưởng sau tai biến mạch máu não, vì vậy rất dễ dẫn đến bị cô lập, trầm cảm.
Việc mất khả năng vận động hoặc khả năng vận động bị hạn chế một cách nghiêm trọng có thể khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, gây ra chứng nghẽn mạch máu.
Thông thường một người có thể bị tối đa 3 cơn tai biến mạch máu não, đặc biệt tỷ lệ tử vong ở lần đột quỵ tiếp theo luôn luôn tăng cao hơn. Do đó việc chú ý tới những di chứng ở đối tượng đã qua cơn đột quỵ là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa các lần tái phát sau này.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn