Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?

15:21 | 21/10/2024;
Đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa, phân nát không thành khuôn, có mùi chua. Vậy đi ngoài phân sống là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi ngoài phân sống là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột. Vậy đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?

1. Đi ngoài phân sống là bệnh gì?

Đi ngoài phân sống có thể do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường ruột như:

- Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột mãn tính (IBD) có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của ruột, từ miệng đến hậu môn. Bệnh thường ảnh hưởng đến ruột non và phần trên của ruột già.

Trong một số trường hợp, người bị bệnh Crohn sẽ đi ra phân mà thức ăn chưa tiêu hoá hết và xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

+ Tiêu chảy mãn tính 

+ Đau bụng 

+ Phân có máu

+ Giảm cân

+ Thiếu máu

+ Đỏ mắt hoặc đau mắt

+ Mệt mỏi

+ Sốt

+ Đau khớp hoặc đau nhức

+ Buồn nôn hoặc chán ăn

+ Những thay đổi về da bao gồm các nốt đỏ, mềm dưới da

Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?- Ảnh 1.

Bệnh Crohn ảnh hưởng đến ruột non và phần trên của ruột già (Ảnh: Internet)

- Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là một bệnh tự miễn nghiêm trọng trong đó việc tiêu thụ gluten (một loại protein có trong lúa mạch đen, lúa mì và lúa mạch) sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch tấn công các nhung mao (các phần nhô ra nhỏ như ngón tay ở ruột non ). Các nhung mao bị tổn thương không thể hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể bạn một cách bình thường và gây ra các triệu chứng về đường tiêu hoá, có thể bao gồm đau bụng đi ngoài phân sống.

Các triệu chứng của bệnh celiac có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể bao gồm:

+ Mệt mỏi

+ Đau bụng và đầy hơi

+ Tiêu chảy

+ Phân nhạt màu, có mùi hôi, có mỡ (phân mỡ)

+ Giảm cân không chủ ý

- Suy tuỵ

Suy tụy xảy ra khi tuyến tụy của bạn không thể sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn trong ruột non. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa trong ruột và gây đau ruột, đầy hơi và tiêu chảy. 

Các triệu chứng khác của suy tụy bao gồm:

+ Đau bụng 

+ Mất cảm giác thèm ăn

+ Cảm giác no nhanh

+ Giảm cân không mong muốn

Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?- Ảnh 2.

Suy tụy khiến tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn trong ruột non (Ảnh: Internet)

- Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích IBS là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến ruột già của bạn nhưng không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Không rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này và các triệu chứng của bệnh bao gồm:

+ Đau bụng, thường liên quan đến nhu động ruột

+ Đầy hơi

+ Những thay đổi trong nhu động ruột

+ Tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai

+ Chất nhầy màu trắng trong phân của bạn

- Viêm loét đại tràng

Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Tình trạng này có thể do viêm loét đại tràng - đây là một bệnh viêm ruột mãn tính trong đó hệ thống miễn dịch của bạn gây ra tình trạng viêm và loét trên niêm mạc đại tràng. Các triệu chứng bao gồm:

+ Tiêu chảy

+ Có máu hoặc mủ trong phân của bạn

+ Đau bụng

+ Giảm cân

+ Mất cảm giác thèm ăn

+ Mệt mỏi

+ Đau khớp

Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?- Ảnh 3.

Viêm loét đại tràng có thể gây đi ngoài phân sống kèm đau bụng (Ảnh: Internet)

- Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tình trạng viêm tạm thời ở dạ dày hoặc ruột. Bệnh này thường do vi-rút gây ra, mặc dù cũng có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc phản ứng với hóa chất hoặc thuốc. Tình trạng này được gọi là ngộ độc thực phẩm khi xảy ra do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Đi cầu phân sống là một trong những triệu chứng của viêm dạ dày ruột.

Các triệu chứng khác của viêm dạ dày ruột bao gồm:

+ Tiêu chảy

+ Nôn mửa

+ Buồn nôn

+ Đau bụng

+ Sốt hoặc mất nước

- Tăng sinh ruột non (SIBO)

Tăng sinh quá mức ở ruột non (SIBO) là sự hiện diện của quá nhiều vi khuẩn trong ruột non của bạn. Việc có thêm vi khuẩn trong vùng này có thể sử dụng hết các chất dinh dưỡng cần thiết trước khi cơ thể bạn có thể xử lý chúng. Các triệu chứng của SIBO bao gồm:

+ Đầy bụng

+ Đau bụng quặn thắt

+ Đầy hơi

+ Tiêu chảy phân nước

+ Phân mỡ

+ Giảm cân không chủ ý

2. Đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?

Nếu bạn thi thoảng bị đau bụng và đi ngoài phân sống thì điều này không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có thể cảnh báo hệ tiêu hoá của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Hơn nữa, khi đi ngoài phân sống thường xuyên, cơ thể bạn không thể hấp thụ và chuyển hóa thức ăn đúng cách, nó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ngay cả khi bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng với lượng thức ăn đầy đủ.

Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục?- Ảnh 4.

Đi ngoài phân sống thường xuyên khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém (Ảnh: Internet)

Nguy cơ suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi hệ thống cơ thể, dẫn đến nhiều tình trạng khác nhau:

- Thần kinh: Não co lại và suy giảm khả năng nhận thức

- Tim: Loạn nhịp tim và choáng váng, ngất xỉu do huyết áp thấp

- Tiêu hóa: Tiêu hóa chậm hơn bình thường, táo bón, tiêu chảy, tổn thương gan và sỏi mật

- Chuyển hóa: Làm chậm quá trình chuyển hóa và xử lý thức ăn thành năng lượng, lượng đường trong máu thấp hoặc cao và mệt mỏi

- Cơ xương: Loãng xương (xương mỏng và yếu) và chức năng tủy xương bất thường

- Phổi: Khó thở và viêm phổi

- Tiết niệu: Mất nước và suy thận

- Nội tiết: Chức năng tuyến giáp bất thường và mức độ hormone bất thường

- Da liễu: Vết thương chậm lành, da và móng tay khô, nứt nẻ, tóc mỏng và dễ gãy

3. Cách chữa đi ngoài phân sống như thế nào?

Cách chữa đi ngoài phân sống sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số loại thuốc như men tiêu hoá, berberin, men vi sinh,... có thể được sử dụng nhưng cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để làm giảm tình trạng đau bụng đi ngoài phân sống, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

- Không uống rượu 

- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, đồ tanh

- Không nên ăn những thực phẩm tái sống

- Ăn châm và nhai kỹ thức ăn

- Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua

- Uống đủ nước, mỗi ngày bạn nên bổ sung khoảng 2 lít chất lỏng (bao gồm nước lọc, nước ép, canh...)

- Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và dùng nước sạch để chế biến.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề: "đi ngoài phân sống là bệnh gì?". Nếu bạn đau bụng đi ngoài phân sống thường xuyên, thay đổi thói quen đi đại tiện, có máu trong phân, giảm cân không chủ ý thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn