Nhắc đến chuyện mang bầu, đối với người phụ nữ nào cũng là một điều vô cùng quan trọng. Khi đã mang thai, phụ nữ đều phải tìm hiểu những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như đứa con trong bụng.
Ngay từ khi bắt đầu có thai, người mẹ phải chú ý tới mọi mặt của cơ thể, không chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống mà còn phải đi khám sức khỏe định kỳ. Sự bất cẩn của người mẹ có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, cũng có không ít mẹ bầu chủ quan cho rằng lần khám thai nào cũng tương đối giống nhau, do đó họ bỏ qua một số buổi vì cho rằng không cần thiết mà chỉ đi khám khi thấy có dấu hiệu khác thường hoặc gần đến ngày sinh. Chính điều này đã khiến nhiều người phải hối hận khi em bé sinh ra không khỏe mạnh.
Khi đã mang thai, phụ nữ đều phải tìm hiểu những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như đứa con trong bụng. (Ảnh minh họa)
Bởi vậy, xin nhấn mạnh lại rằng, việc khám thai là cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với tất cả các bà bầu. Đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Để biết thai nhi trong bụng có khỏe mạnh hay không, cần phải quan tâm tới 3 chỉ số này. Nếu 3 chỉ số này bình thường nghĩa là em bé đang phát triển rất tốt:
Chỉ số nước ối
Nước ối là môi trường quan trọng đối với sự tồn tại của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn tính mạng của bé. Lượng nước ối cũng ảnh hưởng nhiều đến em bé. Nếu lượng nước ối vừa phải, ở trong ngưỡng quy định thì em bé mới có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu lượng nước ối quá nhiều, lên đến hơn 1000ml, có nghĩa là mẹ bầu bị đa ối. Khi đó mẹ bầu cần phải khám và điều chỉnh lại kịp thời lượng ối theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngược lại, nếu nước ối quá ít cũng sẽ ảnh hưởng tới trẻ.
Thể tích nước ối bình thường được duy trì trong khoảng 300 – 1000ml. Em bé có thể phát triển nhanh và tốt trong phạm vi nước ối này. Nếu các chỉ số khi đi khám thai của mẹ bầu nằm trong ngưỡng quy định này thì bạn có thể yên tâm, em bé đang khỏe mạnh trong bụng.
Khám thai định kỳ là điều rất quan trọng đối với tất cả mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Chỉ số nhau thai
Nhau thai cực kỳ quan trọng đối với thai nhi. Vì dinh dưỡng và oxy của em bé được lấy từ nhau thai mà ra. Nhau thai còn là sự kết nối giữa mẹ và thai nhi, cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé.
Nhau thai được chia làm 4 cấp độ, mỗi cấp độ thể hiện tình trạng phát triển của bé. Cấp độ càng cao thì bé càng phát triển tốt. Nếu mức thấp hơn nghĩa là dinh dưỡng cho bé chưa đủ. Mẹ nên có điều chỉnh kịp thời.
Nếu chưa quá 4 tháng mà bé đã phát triển đến mức độ 3,4, tức là bong nhau non sớm. Khi đó bé sẽ khó hấp thu dinh dưỡng bình thường và dẫn đến chậm phát triển.
Chỉ số vận động của thai nhi
Điều hạnh phúc nhất của người mẹ là cảm nhận được sự tương tác, cử động của thai nhi trong bụng mình. Biểu hiện này cho thấy sự lớn lên của thai nhi mỗi ngày trong cơ thể mẹ. Nhưng trên thực tế, cử động của thai nhi quá thường xuyên cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy không được thoải mái.
Trong trường hợp bình thường, chuyển động của thai nhi không dưới 3 – 5 lần/ 1 giờ và 30 – 40 lần trong 12 giờ. Thời gian chủ yếu thai nhi chuyển động nhiều nhất là từ 7 – 9h sáng và sáng sớm. Trong giai đoạn này, em bé thường “quậy” nhất nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Miễn là chuyển động của thai nhi bình thường, ở trong một khuôn khổ nhất định, chứng tỏ em bé đang khỏe mạnh.
Cử động của thai nhi trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Ngoài những điều trên, nếu muốn phán đoán thai nhi có phát triển bình thường hay không, thông qua biểu hiện từ cơ thể của người mẹ cũng có thể phần nào tìm ra được:
Đi vệ sinh thường xuyên
Sự phát triển của em bé sẽ tạo áp lực với tử cung của mẹ. Khi độ đàn hồi của tử cung càng ngày càng yếu, trọng lượng của thai nhi tăng lên, đè lên bàng quang của người mẹ, mẹ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng tiểu són, thường xuyên đi vệ sinh.
Khi em bé càng ngày càng lớn lên, lượng nước tiểu có thể tích trữ được trong bàng quang của mẹ sẽ ít đi vì bị “chiếm mất chỗ”, dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên của mẹ. Mẹ bầu không cần phải cảm thấy xấu hổ vì điều này. Đây là biểu hiện bình thường cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Đa phần các bà mẹ khi mang bầu đều ngủ nhiều hơn và đặc biệt thèm ngủ khi sắp sinh. Biểu hiện này của người mẹ chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt trong bụng. Khi thai nhi phát triển nhanh thì mẹ bầu càng cảm thấy buồn người, lờ đờ.
Tăng sự thèm ăn
Nếu mẹ bầu cảm thấy mình ăn ngon miệng hơn thì đó là đã “ăn thay phần con”, chứng tỏ bé phát triển tốt. (Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn thai nhi phát triển nhanh sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn, nguồn dinh dưỡng này sẽ được lấy từ mẹ. Mẹ bầu không chỉ cần bổ sung năng lượng hàng ngày cho chính mình mà còn phải… ăn vì con, để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của con trong bụng.
Vì vậy, nếu mẹ bầu cảm thấy mình ăn ngon miệng hơn thì đó là đã “ăn thay phần con”, chứng tỏ bé phát triển tốt.
Đau lưng
Khi cân nặng của em bé tăng lên, các bà mẹ không chỉ tăng cân mà còn gặp bất tiện khi vận động vì sẽ bị đau lưng thường xuyên.
Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi đã lên được vài ký, vòng eo của các bà mẹ cũng to hơn và lưng càng đau hơn, mỏi hơn. Điều khó chịu là ở chỗ mẹ bầu không thể áp dụng biện pháp giảm đau nào bằng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến con trong bụng.
Mặc dù điều này thực sự khiến mẹ bầu khổ sở nhưng nó là hiện tượng tốt chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ càng đau lưng chứng tỏ bé đã đã hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt trong bụng.
Mẹ càng đau lưng chứng tỏ bé đã đã hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt trong bụng. (Ảnh minh họa)
Chuột rút ở chân
Mẹ bầu thường bị chuột rút chân khi mang thai, thậm chí có thể cảm thấy đau nhức cả ngày lẫn đêm.
Đây thực chất là biểu hiện thai nhi phát triển tốt. Nó chứng tỏ lượng canxi mẹ bổ sung không đủ cho bé hấp thu nên dẫn đến triệu chứng chuột rút chân do thiếu canxi trong cơ thể người mẹ. Các bà mẹ sắp sinh không thể chỉ bỏ qua hiện tượng chuột rút ở chân, vì chuột rút chân thể hiện sự thiếu hụt canxi trong cơ thể của chính họ.
Mẹ bầu thường bị chuột rút chân khi mang thai, thậm chí có thể cảm thấy đau nhức cả ngày lẫn đêm. (Ảnh minh họa)
Thông thường, mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ thực phẩm ngoài bổ sung canxi từ thực phẩm giàu protein và canxi trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động như tắm biển để thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi.
Các bà mẹ gần sinh sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau khi mang thai. Những triệu chứng này khiến họ cảm thấy khó khăn và lo lắng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì những biểu hiện trên đây cho thấy con yêu đang phát triển tốt.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn