Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình

11:08 | 05/10/2022;
Người trẻ hiện đại dường như không có nhiều không gian để tương tác với chính mình. Bởi vậy sự xuất hiện của những triển lãm như “Quán Dịu Mờ”, giống như một nơi để trút bầu tâm sự vậy.

Vừa qua, triển lãm “Quán Dịu Mờ” được tổ chức bởi cộng đồng người trẻ TeamX Hanoi nằm trong khuôn khổ Chuỗi Sự kiện TEDxHoangMinhGiamSt 2022 đã diễn ra tại OUR.hanoi. Đây là một trong số ít triển lãm tại Hà Nội có kết hợp những hoạt động tương tác và trưng bày hiện vật.

Tại buổi khai mạc, Nguyễn Lan Nhi, Trưởng Ban Tổ chức Quán Dịu mờ, chia sẻ, “Ta là cộng đồng, cộng đồng là chúng ta. Điều này có nghĩa mỗi cá thể không bao giờ có thể sống độc lập thiếu đi những mối quan hệ và những tiếp nối xung quanh”.

Với ba không gian lần lượt là “Hình Dung” - “Thấu Hiểu” - “Chiêm Nghiệm”, triển lãm đã mang đến không gian giúp người tham gia tiếp cận với một vấn đề “tưởng lạ mà quen" - Cảm giác Thuộc về. Thông qua sự kiện, TeamX Hanoi mong muốn giúp người tham gia hiểu hơn về khái niệm “cảm giác thuộc về" và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. Từ đó, mở ra không gian tự suy ngẫm và nhìn nhận những mối quan hệ, cộng đồng mình đang có. 

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 1.

Những hoạt động gắn nhãn dán, viết bảng giúp các bạn trẻ thấy gần gũi hơn với chủ đề.

Sau cùng, người tham gia tỉnh thức câu hỏi “Giữa muôn vàn mối quan hệ, thực sự có bao nhiêu mối quan hệ khiến bạn cảm thấy thuộc về?”. Với những hoạt động tương tác đơn giản nhưng thú vị, khu “Hình Dung” mở đầu bằng cách đưa ra những khái niệm về “Cảm giác Thuộc về”. Người tham gia có thể lựa chọn định nghĩa phù hợp với mình hoặc tự đưa ra định nghĩa riêng. 

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 2.

Các bạn trẻ thể hiện quan điểm về “Cảm giác Thuộc về” qua hoạt động tương tác ở khu “Hình Dung”.

Bước đến không gian tiếp theo - “Thấu hiểu”, người trải nghiệm trực tiếp cảm nhận, lắng nghe những câu chuyện về “cảm giác thuộc về” qua 12 hiện vật từ những “người đóng góp” của sự kiện. Mỗi hiện vật là một câu chuyện cá nhân về hành trình tìm kiếm “Cảm giác Thuộc về” ở mỗi người, từ đó tạo được sự đồng cảm và liên kết với những bạn trẻ tham gia trải nghiệm. 

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 4.

Phương Vũ - Người sáng lập Anitiantiart kể câu chuyện về hành trình “thuộc về” qua chiếc máy ảnh.

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 5.

Cuốn từ điển về cộng đồng Queer “Chỉ Bàn Lộn 2” là hiện vật của Nhung Đinh - người sáng lập “Bàn Lộn”.

Cuối cùng, lắng lại tại không gian “Chiêm Nghiệm”, người tham gia được thúc đẩy chia sẻ những trải nghiệm, câu chuyện cá nhân liên quan đến chủ đề để cùng nhau kết nối, lan tỏa thông điệp ý nghĩa về “cảm giác thuộc về”.

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 6.

Khu vực “Chiêm Nghiệm” để lại nhiều cảm xúc với những câu chuyện cá nhân của người trẻ.

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 7.

Không ít bạn trẻ chia sẻ câu chuyện cá nhân ở Triển lãm.

“Sense of belonging” (cảm giác thuộc về) có thể hiểu là nhu cầu cảm xúc của mỗi người khi được liên kết, chấp nhận và thuộc về một nhóm, một cộng đồng nào đó. Sinh ra và phát triển cùng công nghệ, GenZ có nhiều cơ hội và nền tảng để kết nối với nhau. Vì thế, mỗi người trẻ lại nằm trong nhiều mối quan hệ và cộng đồng khác nhau. Tuy nhiên, những mối quan hệ dễ dàng kết nối được khiến không ít người trẻ phải đối mặt với sự lạc lõng, cô đơn khi không tìm được “cảm giác thuộc về” trong những mối quan hệ và cộng đồng của mình. 

Đi xem triển lãm cuối tuần, người trẻ tha hồ bộc lộ cảm xúc với chính mình! - Ảnh 8.

Triển lãm nhận được sự tham gia từ đông đảo các bạn trẻ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn