Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp con bạn tránh khỏi một số vấn đề về gan.
Một chế độ ăn "cầu vồng" có nghĩa là bổ sung tất cả các loại trái vây và rau củ nhiều màu sắc giúp con bạn có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cũng như lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Đồng thời cần tránh các loại carbs tinh chế như bán rán, bánh mì trắng,... Một chút thịt, sữa và chất béo cũng có thể hữu ích. Nhưng không nên ăn quá nhiều và bạn cần ưu tiên tìm các thực phẩm chứa chất béo "tốt" (không bão hòa đơn, không bão hòa đa) từ hạt, quả hạch, cá và dầu thực vật trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Một lần nữa nhấn mạnh rằng việc cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh có thể dẫn tới việc tích tụ chất béo trong gan gây ra gan nhiễm mỡ ở trẻ. Theo Liver Disease Foundation thì điều quan trọng chính là phụ huynh cần phải hạn chế số lượng đường và lượng calo rỗng mà trẻ tiêu thụ.
Đọc thêm:
Sử dụng chất béo cho trẻ béo phì đúng cách
Bổ sung chất xơ cho trẻ như thế nào?
Cần hạn chế cho trẻ tiêu thụ đường tinh luyện có trong ngũ cốc ăn sáng ngọt, bánh quy, bánh ngọt, bánh rán, bánh nướng xốp, mứt, caramen, bánh ngọt, thanh ngũ cốc, kem, kẹo, cocktail trái cây, sô cô la, nước ngọt,... Ngoài ra, hãy cẩn thận với các chất tạo ngọt như sucralose hoặc aspartame.
Béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở trẻ. Hiệp hội The North American Society of Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition (tạm dịch là Nhi khoa về các vấn đề Tiêu hoá, Gan mật và Dinh dưỡng khu vực Bắc Mỹ) khuyên rằng, nếu trẻ thuộc các nhóm béo phì dưới đây đều nên sàng lọc các bệnh về gan bao gồm gan nhiễm mỡ không do rượu:
- Trẻ từ 9 - 11 tuổi bị béo phì
- Trẻ bị thừa cần kèm theo các yếu tố: bị tích tụ mỡ phần thân dưới xung quanh bụng (mỡ trung tâm); bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường; trẻ bị rối loạn chuyển hoá lipid máu; trẻ bị ngưng thở khi ngủ
- Trẻ bị béo phì nghiêm trọng hoặc suy tuyến yên (tuyến yên không sản xuất được hormone)
- Gia đình có người bị gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nhìn chung, cha mẹ cần giúp trẻ duy trì cân nặng phù hợp với độ tuổi và chiều cao bằng cách duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI).
Rửa tay thường xuyên là cách ngăn chặn sự lây nhiễm của vi trùng vào gan của trẻ. Rửa tay đúng cách với xà phòng dưới vòi nước sạch. Đặc biệt là trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh;... bởi trẻ có thể bị lây bệnh viêm gan A nếu chạm vào thức ăn hay nguồn nước bị nhiễm virus,...
Một số hoá chất trong các sản phẩm tẩy rửa, bình xịt hay thuốc diệt côn trùng có thể làm tổn thương tế bào gan của trẻ nếu chẳng may trẻ chạm, ăn phải hay hít thở vào nếu cha mẹ không có biện pháp sử dụng đúng cách.
Tất nhiên, một trong những cách bảo vệ gan tốt nhất chính là tiêm chủng cho trẻ theo phác đồ tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng với các bệnh như viêm gan A, viêm gan B.
Lười vận động thể chất đang là một vấn đề ngày càng gia tăng khi trẻ chỉ thích các chương trình trên điện thoại, tivi,... điều này góp phần làm tăng nguy cơ gây ra cân nặng không tốt và có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ do rượu.
Các dấu hiệu bất thường như vàng da, vàng mắt (loại trừ yếu tố vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh); sưng chi, sưng bụng; tiểu sẫm màu;... có thể là biểu hiện bệnh gan ở trẻ. Vì thế cha mẹ cần quan sát để cho trẻ thăm khám và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không kiểm soát liều lượng có thể gây quá tải tại gan của trẻ và dẫn tới các tổn thương nguy hiểm.
Điều này cũng được khuyên với cả các loại thực phẩm chức năng. Nhìn chung, trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Tóm lại vấn đề bảo vệ gan của trẻ đến từ những thói quen hết sức đơn giản thường ngày mà phụ huynh cần chú ý. Các thói quen này không chỉ giúp trẻ có lá gan khoẻ mạnh mà còn giúp trẻ có sức khoẻ tổng thể tốt hơn.
Nguồn dịch tham khảo:
1. How to protect your child from fatty liver disease
2. How to Keep Your Liver Healthy
3. What to know about fatty liver in children
4. How to prevent children from liver diseases through healthy diet
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn