Không phải sự sáng tạo nào trong thời trang cũng đem lại tính tiện dụng và phù hợp với số đông. Những xu hướng ăn mặc dưới đây chính là minh chứng cho điều đó:
Đây là mẫu giày phổ biến vào thế kỷ 14 ở châu Âu. Chúng có phần mũi giày dài và nhọn đến mức người thường khó lòng đi nổi. Nhưng loại giày kỳ quái này được cho là nói lên địa vị xã hội của người sử dụng. Giày Crakows đã phải chịu vô vàn ý kiến chỉ trích từ dư luận. Vì thế đến năm 1368, món đồ này đã bị nước Pháp cấm nhập khẩu. Anh Quốc cũng không cho phép buôn bán giày Crakows vào năm 1465.
Giày Crakows có phần mũi dài và nhọn nên vô cùng khó đi.
Trong khoảng từ năm 1908 đến năm 1914, nhiều người phụ nữ thời thượng đã bắt đầu mặc những chiếc váy được bó thít lại ở phần chân. Người ta cho rằng món đồ này được truyền cảm hứng từ người phụ nữ đầu tiên ngồi trên máy bay. Bà đã phải buộc một sợi dây xung quanh mắt cá chân để giữ cho chiếc váy của mình không bị gió làm tốc lên. Thế nhưng váy Hobble khá nguy hiểm và bất tiện, dễ làm cho người mặc bị ngã nên chúng đã sớm bị "khai tử".
Phần dưới của loại váy này được may bó thít lại, dễ làm người diện bị ngã khi di chuyển.
Sở dĩ loại cổ áo này được gọi tên như vậy vì chúng có thiết kế cứng ngắc như bìa carton, có thể gây nghẹt thở cho người sử dụng. Món đồ thời trang tai quái đã chèn vào đường dẫn thở khiến cho một người đàn ông bị chết trong tư thế ngửa cổ ra đằng sau. Đây là một vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra vào tháng 9 năm 1888.
Loại cổ áo cứng ngắc này có thể gây nghẹt thở cho người sử dụng.
Lúc mới đầu, Chopines được tạo ra với mục đích bao bọc và bảo vệ đôi giày thực sự khỏi bùn đất hoặc bụi bẩn. Tuy nhiên dần dần, chúng lại được nhìn nhận như một thứ để xác định vị thế của một người trong xã hội. Đế giày càng cao thì người diện nó càng được coi trọng. Đến thời kỳ Phục hưng, những đôi giày Chopines trở thành tuyên bố thời trang của phụ nữ. Chúng có phần đế giày cao đến mức vô lý. Một số đôi còn cao đến tới nửa mét, gây khó khăn trong việc di chuyển.
Chopines là những đôi giày có đế siêu cao được ưa chuộng trong thế kỷ 15, 16 và 17.
Vào thời Victoria (thế kỉ thứ 19 trong thời kỳ Nữ hoàng Victoria của nước Anh trị vì), làm phình to quần áo là một xu hướng thời trang được ưa chuộng. Quần áo sẽ được nhồi bông, len, lông đuôi ngựa hoặc mùn cưa. Đối với phụ nữ, phần đệm lót này sẽ được thêm vào tay áo, ngực và hông. Còn đàn ông sẽ nhồi vào khu vực vai, ngực, bụng và thậm chí là chân.
Quần áo được làm cho phình to là xu hướng thời trang được yêu thích vào thời Victoria.
Vào năm 1966, một công ty giấy đã nghĩ ra việc sản xuất những chiếc váy bằng giấy có giá 1,25 đô la. Kể từ đó, các nhà sản xuất khác học theo và tạo ra quần áo giấy cho trẻ em, váy cưới, áo mưa và bikini. Những item thời trang này thường không bền và chỉ có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần.
Váy giấy thường không có giá trị sử dụng lâu dài.
Những chiếc váy màu xanh lá cây là mốt ở thời Nữ hoàng Victoria trị vì (thế kỉ thứ 19). Kiểu váy có màu xanh lá của ngọc lục bảo tuy rất độc đáo nhưng lại được may bằng vải có chứa chất Asen. Lúc bấy giờ, người ta không biết rằng Asen là chất hóa học cực kỳ độc. Tạp chí Y học Anh cho biết loại váy này gây viêm loét nặng trên da người mặc. Nhưng chính những công nhân sản xuất váy mới là người chịu hậu quả nặng nề nhất.
Chiếc váy có màu xanh vì được may bằng loại vải có chứa chất Asen cực kỳ độc.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn