Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh thủy đậu gây nên, việc điều trị sớm và kịp thời bệnh thủy đậu bằng các phương pháp thích hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số quan điểm sai lầm về điều trị bệnh thủy đậu có thể làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh.
7 sai lầm cần tránh khi điều trị bệnh thủy đậu:
Do bệnh thủy đậu chủ yếu biểu hiện với các dấu hiện ngoài da, do đó không ít người trong chúng ta cho rằng đây là một căn bệnh nhẹ và không phải là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe.
Tuy nhiên sự thực hoàn toàn lại hoàn toàn trái ngược. Mặc dù hầu hết các trường hợp bệnh thủy đậu đều diễn tiến khá lành tính. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp bệnh thủy đậu có thể gây nên nhiều biến chứng khác nguy hiểm khác nhau trên các cơ quan quan trọng của cơ thể như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, hay thậm chí là tử vong trong các trường hợp rất nặng.
Do đó, khi mắc bệnh thủy đậu thì người bệnh không nên chủ quan đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng và khả năng đe dọa sức khỏe mà bệnh gây nên. Người bệnh cần đi khám ngay lập tức khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh để được chẩn đoán sớm và thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị được diễn ra hiệu quả nhất.
Kiêng gió, kiêng nước là quan niệm không còn xa lạ mà chúng ta vẫn thường được nghe khi điều trị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên điều này liệu có đúng hay không?
Trên thực tế, bề mặt da của chúng ta không phải là một môi trường vô khuẩn mà có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau cùng sinh sống cộng sinh trên đó. Trong điều kiện bình thường, bề mặt da không bị tổn thương thì những loại vi khuẩn này không thể xâm nhập qua da để tấn công cơ thể. Tuy nhiên, khi bị bệnh thủy đậu thì việc xuất hiện các bọng nước trên da và sự vỡ các bọng nước này tạo nên các tổn thương trên bề mặt da. Đây là cơ hội để cho những vi sinh vật sống trên bề mặt da xâm nhập và gây bệnh.
Chính vì vậy kiêng tắm rửa khi điều trị bệnh thủy đậu chẳng những không giúp cho bệnh mau khỏi hơn mà lại chính là nguyên nhân khiến cho bề mặt da không được vệ sinh, vi sinh vật gây bệnh có điều kiện sinh sôi nhiều hơn và dễ gây bệnh hơn.
Vì vậy, khi điều trị bệnh thủy đậu thì bệnh nhân không cần thiết phải kiêng tắm rửa. Tuy nhiên khi tắm rửa cần phải đảm bảo sử dụng nước sạch, khi tắm rửa cần nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các bọng nước,... Sau khi tắm rửa cần bôi dung dịch sát khuẩn lên các bọng nước đã vỡ để tiến hành sát khuẩn.
Bệnh nhân thủy đậu thường sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng các thuốc bôi sát khuẩn ngoài da tại các mụn nước trong quá trình điều trị. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các nốt mụn nước trên cơ thể đều sẽ cần bôi dung dịch sát khuẩn.
Bởi đối với những mụn nước chưa bị vỡ, bề mặt mụn nước vẫn còn được che phủ bởi cấu trúc da nguyên vẹn thì vi khuẩn cũng chưa thể xâm nhập được. Nên việc bôi dung dịch lên những nốt mụn nước này là không cần thiết.
Do đó, người bệnh trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu chỉ cần bôi các dung dịch sát khuẩn lên bề mặt của các mụn nước đã bị vỡ, lớp che phủ đã bị tổn thương và là môi trường dễ bị tấn công bởi vi sinh vật gây bệnh.
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân thủy đậu sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị để bệnh có thể khỏi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm rất lớn mà cả bệnh nhân và người nhà đều cần tránh mắc phải.
Để nói về điều này ta cần phải biết, bệnh thủy đậu là căn bệnh do virus gây nên. Trong khi đó thuốc kháng sinh là loại thuốc chỉ có tác dụng trên nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn theo cơ chế diệt khuẩn hoặc kiềm khuẩn. Vì thế, thuốc kháng sinh không phải là thuốc có tác dụng điều trị bệnh thủy đậu.
Vì thế thuốc kháng sinh chỉ có thể được chỉ định nếu bệnh nhân thủy đậu có các biểu hiện của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn xảy ra.
Có rất nhiều người nhà, bệnh nhân do lo lắng quá mức về tình trạng bệnh tật khi bị thủy đậu nên đã tìm đến rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh thủy đậu khác nhau, thậm chí là những phương pháp chưa được kiểm chứng khoa học như đắp lá, tắm nước lá,...
>> Khoa học nói gì về "tắm lá khi bị thủy đậu?"
Nhưng điều này lại là vô cùng nguy hiểm đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân, việc tự ý đắp lá, tắm nước lá trên một bề mặt da đang bị tổn thương do bệnh thủy đậu có thể mang theo các vi khuẩn gây bội nhiễm vết thương, gây kích thích vết thương do tinh dầu,...
Do đó, trước khi có các chỉ định điều trị của bác sĩ cho tình trạng bệnh thủy đậu của bệnh nhân thì tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị bệnh thủy đậu nào để tránh vô tình làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Một sai lầm rất nguy hiểm khác cần tránh khi điều trị bệnh thủy đậu chính là tuyệt đối không được cố ý làm vỡ các mụn nước trên bề mặt da để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Như đã nói, bề mặt nguyên vẹn của da phủ trên các mụn nước đóng vai trò như một hàng rào tự nhiên giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại. Khi cố gắng làm vỡ các mụn nước một cách chủ động để mụn nước xẹp đi lại chính là một động tác tự hủy hoại đi cơ chế bảo vệ của cơ thể tránh sự xâm nhập của các yếu tố gây hại, dễ gây bội nhiễm.
Chính vì thế, khi điều trị bệnh thủy đậu thì người bệnh và người nhà tuyệt đối không được cố gắng cào gãi, châm chích mụn nước để tránh làm vỡ các bọng nước, tránh nguy cơ bội nhiễm cho bệnh nhân.
Theo quan điểm dân gian, có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau được cho là không tốt cho bệnh nhân bị thủy đậu. Điều này dẫn đến tình trạng kiêng cữ quá mức trong chế độ ăn của bệnh nhân khi điều trị bệnh thủy đậu.
>> Người bị thủy đậu ăn thịt bò có làm nghiêm trọng triệu chứng bệnh hay không?
Tuy nhiên, chính sự kiêng cữ quá mức này lại khiến cho cơ thể bệnh nhân không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và chống chọi với với tật. Do đó, khi điều trị bệnh thủy đậu cho người bệnh thì việc có một chế độ dinh dưỡng đa dạng với đầy đủ các nhóm dưỡng chất bao gồm chất đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và các vitamin,...
Có thể thấy rằng, có rất nhiều các quan niệm tưởng chừng như đúng đắn nhưng thực sự lại là những quan điểm hết sức sai lầm trong điều trị bệnh thủy đậu, làm cho quá trình điều trị kém hiệu quả hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn