Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình

13:56 | 04/09/2024;
Dành trọn tâm huyết vào nghề thổ cẩm truyền thống của bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; chị Vì Thị Thuận không chỉ tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương, mà còn xây dựng được mái ấm giúp người khuyết tật, phụ nữ yếu thế ổn định cuộc sống.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại Mai Châu, chị Vì Thị Thuận (dân tộc Thái) gắn bó với nghề dệt thổ cẩm từ nhỏ và không ngừng nỗ lực vươn lên để trở thành một nghệ nhân nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Đó là động lực để chị mở xưởng sản xuất dệt thổ cẩm để giữ nghề truyền thống. 

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 1.

Xưởng sản xuất đi vào ổn định, chị Thuận nhận thấy nhiều chị em phụ nữ khuyết tật ở bản Lác không có công ăn việc làm hoặc phải đi làm xa nhà. Từ đó, chị luôn ấp ủ mong muốn lập ra một “mái nhà chung” để chị em có thể cùng sống, cùng sản xuất, tạo ra những giá trị riêng cho bản thân.

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 2.
Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 3.
Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 4.

Năm 2008, chị Vì Thi Thuận dồn hết số vốn ít ỏi để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa, đầu tư máy may, khung dệt, nhà xưởng... để dạy nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số kém may mắn. 

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 5.

Chị Thuận từng bước kiên trì dạy nghề, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cho chị em từng chi tiết trên sản phẩm. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, các chị em đã làm nên những sản phẩm hoàn chỉnh, đa dạng như áo, váy, gấu bông, túi xách, ví, rèm cửa, vỏ gối, tranh... Các sản phẩm đều mang đậm nét văn hóa người dân tộc Thái.

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 6.

Ban đầu, xưởng dệt Hoa Ban+ chỉ có 5 chị em khuyết tật. Đến nay, Hoa Ban+ của chị Thuận đang có 35 chị em làm việc. Trong đó, 100% là người dân tộc thiểu số, 30% là người khuyết tật. Thu nhập bình quân của mỗi chị em khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng. Các chị em có nguyện vọng đều được chị Thuận nhận vào dạy nghề miễn phí. Đặc biệt đối với chị em khuyết tật, chị chu cấp 100% chi phí ăn ở, sinh hoạt.

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 7.

Bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, chị Vì Thị Thuận đã mở thêm homestay và các dịch vụ du lịch để thu hút khách trong và ngoài nước đến nghỉ dưỡng, trải nghiệm.

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 8.
Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 9.

Nét đẹp thổ cẩm Tây Bắc được lan tỏa đến với bạn bè quốc tế

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 10.

Chị cũng tham dự các sự kiện giới thiệu, quảng bá… để lan tỏa nét đẹp thổ cẩm, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và tăng việc làm cho chị em phụ nữ tại xưởng. Chị cũng tham dự các sự kiện giới thiệu, quảng bá… để lan tỏa nét đẹp thổ cẩm, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và tăng việc làm cho chị em phụ nữ tại xưởng.

Điểm tựa cho phụ nữ dân tộc thiểu số yếu thế tại Hòa Bình - Ảnh 11.

Vừa qua, cơ sở của chị Vì Thị Thuận đã vinh dự được đón Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga (thứ 4 từ phải sang) và đại diện chính quyền, Hội LHPN tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu tới thăm và động viên.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn