Nếu bạn cảm thấy như tim mình đột nhiên lỡ nhịp, điều đó là do tim bạn bị đập nhanh. Tình trạng này không quá đáng lo ngại nhưng bạn nên chú ý hơn nếu như chưa từng trải qua triệu chứng này bao giờ.
Khi bạn cảm thấy tim bị lỡ nhịp thì sự thật là trái tim bạn không thực sự lỡ nhịp. Trên thực tế, cảm giác đó, còn được gọi là tim đập nhanh, thực chất là một nhịp đập phụ. Mặc dù điều đó nghe có vẻ đáng ngại nhưng triệu chứng này thường vô hại.
Nhịp bị bỏ qua xảy ra khi nhịp tim ổn định bình thường của tim bị gián đoạn bởi một nhịp đập sớm, bổ sung. Nếu nhịp đập sớm này phát sinh từ các buồng trên của tim (tâm nhĩ), thì nó được gọi là co tâm nhĩ sớm (PAC). Nếu nó bắt nguồn từ buồng dưới của tim (tâm thất), nó được gọi là co tâm thất sớm (PVC).
Thông thường, buồng tim chứa đầy máu trước mỗi nhịp đập. Nhưng nhịp đập tăng thêm có thể xảy ra nếu tín hiệu điện bất thường gây ra cơn co thắt sớm khi các buồng tim chưa đầy, dẫn đến lưu lượng máu đến cơ thể ít hơn. Sau cơn co thắt sớm này, buồng tim sẽ nghỉ ngơi lâu hơn bình thường một chút trước khi trở lại nhịp điệu bình thường. Trong khoảng thời gian tạm dừng ngắn ngủi này, trái tim chứa nhiều máu hơn, khiến nhịp đập tiếp theo trở nên mạnh mẽ hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh (cảm thấy tim bị lỡ nhịp) không phải lúc nào cũng có thể biết, nhưng có 2 loại nguyên nhân được cho là gây ra cảm giác tim bị lỡ nhịp, đó là nguyên nhân liên quan đến tim và không liên quan đến tim.
Nguyên nhân gây ra cảm giác tim bị lỡ nhịp không liên quan đến tim:
- Cảm xúc cảm xúc mãnh liệt, bao gồm căng thẳng hoặc sợ hãi
- Rối loạn lo âu
- Uống quá nhiều caffeine hoặc rượu, hoặc tiêu thụ quá nhiều nicotin
- Sử dụng các chất bất hợp pháp, bao gồm cocaine, amphetamine và heroin
- Thay đổi nội tiết tố do mang thai, mãn kinh hoặc kinh nguyệt
- Hoạt động thể chất mạnh mẽ, bao gồm cả tập thể dục với cường độ cao
- Một số vitamin hoặc chất bổ sung thảo dược hoặc dinh dưỡng
- Một số loại thuốc, bao gồm thuốc giảm cân, thuốc thông mũi, thuốc ho và cảm lạnh, và thuốc hít hen suyễn có chất kích thích
- Bệnh tật hoặc tình trạng sức khoẻ, bao gồm sốt, mất nước, nồng độ điện giải bất thường
- Tình trạng bệnh lý, bao gồm lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp và bệnh tuyến giáp
- Nhạy cảm hoặc dị ứng thực phẩm
Nguyên nhân gây ra cảm giác tim bị lỡ nhịp liên quan đến tim:
- Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)
- Bệnh động mạch vành
- Vấn đề về van tim
- Vấn đề về cơ tim
- Suy tim
Như vậy có thể thấy, cảm giác tim đột nhiên bị lỡ nhịp cũng có thể liên quan đến một số bệnh tim, đây có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh.
Để đánh giá xem tim bị lỡ nhịp có gây lo ngại hay không thì phụ thuộc vào tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Nếu bạn cảm thấy tim bị lỡ nhịp với tần suất ít, thỉnh thoảng xảy ra thường không có gì đáng lo ngại, trừ khi bạn cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó thở kèm theo. Nhưng nếu bạn gặp phải triệu chứng này thường xuyên trong ngày hoặc liên tiếp, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đặc biệt, những người có bệnh nền như tiểu đường hoặc huyết áp cao thì nên kiểm tra sức khoẻ sớm nếu cảm thấy tim đập nhanh.
Điều trị chứng tim đập nhanh tùy thuộc vào nguyên nhân. Đối với hầu hết mọi người, tình trạng cảm thấy tim bị lỡ nhịp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này có thể giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ, nhất là người bị huyết áp cao, bệnh tim hoặc tiểu đường.
Dưới đây là một số lời khuyên nếu như bạn thường xuyên cảm thấy tim bị lỡ nhịp:
- Tránh căng thẳng
Nếu lo lắng hoặc căng thẳng dẫn đến cảm giác tim bị lỡ nhịp, bạn hãy tìm cách giữ cho tinh thần thoải mái. Một số hoạt động như thiền, viết nhật ký, yoga hoặc thái cực quyền sẽ giúp giảm lo âu và căng thẳng. Nếu những kỹ thuật này không đủ, bạn cũng có thể xin lời khuyên từ bác sĩ để tìm ra loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng lo âu.
- Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Do đó, bạn nên cai thuốc cũng như tránh hít phải khói thuốc một cách thụ động.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Sử dụng rượu bia và đồ uống có chứa caffeine cũng sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Vì vậy, để nhịp tim ổn định cũng như bảo vệ sức khoẻ tim mạch, mọi người nên bổ sung nhiều rau củ quả, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, cồn hoặc caffeine.
- Thể dục thể thao
Tập thể dục thường xuyên đã được chứng mình có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, phòng ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có cả sức khoẻ tim mạch. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như chạy độ, đạp xe, bơi lội, yoga,...
- Tìm cách điều trị theo nguyên nhân cụ thể
Nếu tim đập nhanh là do một tình trạng hoặc bệnh tật, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Những lựa chọn điều trị này có thể bao gồm dùng thuốc, cắt bỏ qua ống thông hoặc chuyển nhịp bằng điện.
Trên đây là những thông tin về tình trạng cảm thấy tim lỡ nhịp. Nếu thường xuyên có triệu chứng này, bạn không nên chủ quan và cần kiểm tra sức khoẻ để tìm ra nguyên nhân. Duy trì lối sống và ăn uống lành mạnh là điều quan trọng để đảm bảo nhịp tim hoạt động bình thường.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn