Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh quai bị có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề và nguy hiểm. Vì vậy, điều trị bệnh quai bị theo đúng phác đồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể giúp bệnh nhân bình phục sớm và hạn chế các nguy cơ biến chứng xảy ra.
Trong quá trình điều trị bệnh quai bị, để đảm bảo cho sự hiệu quả và an toàn đối với người bệnh thì vấn đề điều trị cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định bao gồm:
- Điều trị bệnh quai bị là điều trị triệu chứng bệnh: Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Vì vậy, tất cả các điều trị bệnh quai bị hiện nay đều chỉ nhằm giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng của bệnh như kháng viêm, giảm đau, hạ sốt,...
- Kiểm soát và điều trị biến chứng: Trong quá trình điều trị bệnh quai bị, cần phát hiện và tiến hành điều trị sớm các biến chứng do bệnh gây nên, hạn chế tối đa các ảnh hưởng về lâu dài của bệnh lên sức khỏe bệnh nhân.
- Thực hiện tốt phòng chống lây nhiễm: Bệnh quai bị có khả năng lây lan mạnh, đặc biệt là đối với các đối tượng chưa được tiêm ngừa vắc xin. Do đó, cần phải có biện pháp để phòng chống lây nhiễm bệnh, tránh bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Do đó mà nắm vững các Nguyên tắc cách ly khi có người thân bị quai bị cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Vấn đề nhập viện khi điều trị bệnh quai bị không phải lúc nào cũng cần thiết. Một số trường hợp bệnh nhẹ và không có các dấu hiệu nguy hiểm thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị, các ly tại nhà và thực hiện theo dõi tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu có một hoặc một số các dấu hiệu cảnh báo sau đây thì người bệnh nên được cho nhập viện sớm để tiến hành điều trị bệnh quai bị:
- Người bệnh sốt cao, sốt liên tục không đáp ứng với các biện pháp hạ sốt thông thường.
- Có các biểu hiện đau đầu nhiều, hoặc nôn mửa nhiều.
- Đau bụng nhiều cũng là dấu hiệu cần nhập viện ngay.
- Cảm thấy sưng đau tinh hoàn hoặc vùng bìu của người bệnh.
- Những bệnh nhân nhà ở xa cơ sở y tế, không thể đến cơ sở y tế kịp thời khi có các tình huống cấp cứu.
Về cơ bản, với một bệnh nhân quai bị thông thường thì bệnh quai bị sẽ diễn tiến qua các giai đoạn bao gồm giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 2-3 tuần kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh, giai đoạn phát bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần và giai đoạn bình phục thường kéo dài trong khoảng 1 tuần.
Chính vì vậy, nếu không có các biến chứng bất thường xảy ra trong quá trình mắc và điều trị bệnh thì hầu hết các bệnh nhân quai bị có thể khỏi hoàn toàn sau từ 1-2 tuần kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Còn đối với các trường hợp bệnh nhân bị biến chứng do bệnh quai bị, thời gian điều trị bệnh quai bị có thể sẽ kéo dài lâu hơn và phức tạp hơn với các nhiều biện pháp can thiệp tích cực khác nhau.
Hiện nay, để tối ưu hóa cho từng nhóm bệnh nhân mắc bệnh quai bị thì người ta thường tiến hành điều trị dựa vào thể bệnh cụ thể mà người bệnh mắc phải.
Đây là thể bệnh phổ biến nhất của bệnh quai bị, tuy nhiên cũng là thể nhẹ nhất của bệnh. Các điều trị chủ yếu khi mắc quai bị thể viêm tuyến nước bọt bao gồm:
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động đi lại khi tuyến nước bọt đang sưng và còn sốt.
- Giảm đau, hạ sốt bằng các biện pháp không sử dụng thuốc (chườm nóng, chườm lạnh lên vị trí tuyến nước bọt) hoặc bằng các loại thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn như (Paracetamol, Ibuprofen,...). Lưu ý rằng, không nên sử dụng Paracetamol quá 60mg/kg/24h để hạ sốt, giảm đau cho bệnh nhân quai bị.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch Acid Boric 0,5%.
- Ăn các loại thức ăn mềm, nhiều nước, tránh các loại đồ uống hoặc thức ăn có vị chua. Nếu chưa biết Thực đơn cho bệnh nhân quai bị giảm triệu chứng nhanh khỏi bệnh thì bạn nên tham khảo.
- Bệnh nhân mắc bệnh quai bị thể viêm tinh hoàn cần nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động tối đa khi còn sưng đau tinh hoàn. Tránh vận động nặng trong ít nhất 3-6 tháng sau đó.
- Mặc các loại quần lót chặt để treo tĩnh hoàn.
- Nếu đau nhiều có thể sử dụng chườm nóng, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau (Paracetamol,...) để giảm đau.
- Sử dụng thuốc Corticoid để chống viêm bằng cách khởi đầu với liều cao, sau đó giảm liều dần và ngưng thuốc. Thường sử dụng Dexamethasol, Prednisolon,...
- Chống phù não, tăng áp lực nội sọ bằng cách sử dụng các loại dung dịch ưu trương như Glucose 30% hay dung dịch Manitol 20%.
- Các thuốc thuộc nhóm Corticoid cũng được khuyến cáo sử dụng với liều 25-30mg/ngày. Hay sử dụng Prednisolon, Dexamethasol,...
Nếu có thể loại trừ được các tình huống can thiệp ngoại khoa cấp cứu thì điều trị chủ yếu đối với bệnh nhân quai bị có biểu hiện viêm tụy chủ yếu cũng là giảm nhẹ triệu chứng.
Các điều trị chính bao gồm nhịn ăn và chỉ bắt đầu ăn lại khi được bác sĩ chỉ định theo thứ tự từ nước đường - nước cháo loãng - cháo - cơm nhão - cơm bình thường, sử dụng các loại thuốc giảm đau, bồi phụ nước và điện giải,...
- Bệnh nhân quai bị với các biểu hiện như sốt, nôn mửa,... có thể dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng nước và điện giải. Do đó, cần tiến hành bù nước và điện giải cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh thông qua đường uống hoặc đường tiêm, truyền tĩnh mạch khi cần thiết.
Có một số Cách bù điện giải bằng thực phẩm mà người chăm sóc bệnh nhân quai bị nên biết.
- Không có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh một cách thường quy trong điều trị bệnh quai bị. Bệnh chỉ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm xảy ra.
- Trong quá trình điều trị bệnh cần phải đảm bảo các yếu tố về dinh dưỡng một cách đầy đủ cho bệnh nhân để người bệnh nhân bình phục hơn.
Nói chung, không có một mốc thời gian cụ thể để chỉ định xuất viện cho tất cả các bệnh nhân quai bị phải nhập viện điều trị. Thời gian xuất viện khi điều trị bệnh quai bị có thể thay đổi khác nhau giữa các bệnh nhân tùy theo mức độ bệnh và các biến chứng đã xảy ra trong quá trình điều trị.
Tiêu chuẩn xuất viện cơ bản đối với bệnh nhân quai bị phải nhập viện bao gồm người bệnh hết sốt, hết các biểu hiện sưng đau tại các vị trí do bệnh quai bị và các biến chứng của bệnh đã được điều trị ổn định.
Bệnh nhân quai bị sau khi được điều trị khỏi bệnh, trong cơ thể sẽ sinh ra các yếu tó miễn dịch liên quan đến bệnh. Những yếu tố miễn dịch này giúp cơ thể nhanh chóng nhận ra được sự xâm nhập của virus quai bị vào các lần sau đó, từ đó ngăn chặn không cho virus gây bệnh.
Hơn thế, miễn dịch mà cơ thể tạo được sau khi đã từng mắc bệnh quai bị rất bền vững. Vì vậy mà trong hầu hết các trường hợp thông thường thì bệnh quai bị sẽ không bị mắc lại sau khi đã được điều trị khỏi trước đó.
Như đã nói, bệnh quai bị do nguyên nhân virus gây nên và có khả năng lây nhiễm cao. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh quai bị cần phải thực hiện tốt các biện pháp cách ly tích cực, tránh lây lan bệnh ra cộng đồng. Các biện pháp cách ly được khuyến cáo nên áp dụng ít nhất trong vòng 14 -21 ngày kể từ khi khởi phát bệnh.
- Nghỉ học, hoặc nghỉ làm khi mắc bệnh.
- Người bệnh cần tránh tham gia các hoạt động tập trung đông người.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân quai bị, nếu cần thiết tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì phải đeo khẩu trang,..
- Không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân, đồ chơi với bệnh nhân mắc bệnh quai bị.
- Các vật dụng vệ sinh cá nhân của bệnh nhân cần phải được sát trùng đúng cách để tiêu diệt mầm bệnh.
Trên đây là một số các thông tin giới thiệu cơ bản về điều trị bệnh quai bị hiện nay. Để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất về vấn đề điều trị bệnh quai bị, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn