Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm, cần được theo dõi liên tục tình trạng của cả mẹ và thai nhi. Thậm chí người mẹ sẽ phải sinh non để dừng sự tích tụ acid béo trong gan cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ vì bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ ở mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo thống kê có khoảng 75% trẻ sinh non (trung bình ở tuần 34 của thai kỳ) do thai phụ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính. Những đứa trẻ này buộc phải kiểm tra quá trình oxy hóa chất béo sớm nhằm điều trị và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nếu trẻ bị ảnh hưởng gan nhiễm mỡ cấp tính từ mẹ.
Do đó công tác điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ luôn được các bà mẹ cũng như cộng đồng quan tâm; rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này cũng được liên tục xuất hiện trong các chương trình hỏi đáp sức khỏe,…
Để có thể điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ một cách khoa học, hiệu quả, tốt nhất bạn nên khám và nhất điều trị tại một trung tâm chuyên về gan. Ban đầu các thai phụ sẽ được hỗ trợ với dịch đường truyền tĩnh mạch, dịch truyền tĩnh mạch và các sản phẩm máu, huyết tương tươi đông lạnh khi có DIC.
Thai nhi trong thời gian này cần được theo dõi với monitoring sản khoa. Khi sức khỏe người mẹ ổn định thì cần chấm dứt thai kỳ. Tùy theo tình trạng sức khỏe người mẹ cũng như thai nhi để có thể mổ lấy thai hoặc gây khởi phát chuyển dạ sinh ngả âm đạo - đây cũng được xem là một trong những điều được áp dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, người mẹ có thể yêu cầu điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ sau khi sinh đối với các biến chứng của gan nhiễm mỡ . Nhất là đối với viêm tụy, người mẹ có thể ghép gan khi cần thiết nhằm điều trị cho những trường hợp nặng, biến chứng như: bị vỡ gan, mẹ có DIC nặng hoặc những người có bệnh não nghiêm trọng.
Đa phần các bà mẹ bị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ sẽ bắt đầu cải thiện tình trạng bệnh trong vòng 48 – 72 giờ sau khi sinh. Công tác điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ cũng trở nên đơn giản khi chức năng gan sẽ có thể trở lại bình thường trong vòng 1 tuần sau sinh, tuy nhiên cũng có khi mất tới vài tháng.
Cấy ghép gan cũng là một trong những giải pháp điều trị đối với trường hợp nặng, suy hô hấp, viêm tụy, xuất huyết sau sinh và đột quỵ.
Giám sát khả năng di truyền từ mẹ sang thai nhi cần được triển khai ngay nhằm tránh tình trạng tái phát cũng là lưu ý quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ, bởi mặc dù tái phát gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ là điều khá hiếm nhưng không có nghĩa là không xảy ra, đặc biệt là ở những người có đột biến gen.
Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ là một bệnh lý hiếm gặp có tỷ lệ 1/7.000 -1/11.000 phụ nữ mang thai có bệnh lý này. Các bà mẹ mang thai lần đầu nguy cơ bị mắc gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ có tỷ lệ 25%. Đây là căn bệnh được các chuyên gia y tế nhấn mạnh là bệnh lý nguy hiểm, biến chứng trầm trọng và có khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do đây là căn bệnh có liên quan đến những lần mang thai sau nên các bà mẹ cần tránh không uống rượu khi mang thai, tiến hành tốt công tác điều trị các bệnh lý nội khoa trước khi có thai. Trong quá trình mang thai cần phải khám thai định kỳ cũng như thực hiện tốt hướng dẫn điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ của bác sĩ sản khoa.
Bên cạnh công tác điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ thì việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi thói quen xấu thành tốt cũng như áp dụng đúng hướng dẫn của các bác sĩ nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn