Theo thông tin từ Hội nghị, tại Việt Nam, Chính phủ đã và đang có nhiều nỗ lực để đảm bảo bình đẳng giới. Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định việc cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết BLGĐ, bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, suy nghĩ cho rằng đàn ông có quyền bạo lực với phụ nữ vẫn còn hết sức phổ biến. Hầu hết các trường hợp là bạo lực trong gia đình (98,57%). Và các vụ việc phần lớn đều bị chìm vào im lặng. Tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái phổ biến ở tất cả các nhóm thu nhập, giáo dục và địa bàn khác nhau. Bạo lực giới đã gây tổn thất gần 1,41% thu nhập GDP của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, suy nghĩ cho rằng đàn ông có quyền bạo lực với phụ nữ vẫn còn hết sức phổ biến. Hầu hết các trường hợp là bạo lực trong gia đình (98,57%). Và các vụ việc phần lớn đều bị chìm vào im lặng. Tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái phổ biến ở tất cả các nhóm thu nhập, giáo dục và địa bàn khác nhau. Bạo lực giới đã gây tổn thất gần 1,41% thu nhập GDP của Việt Nam.
Theo chị Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới- Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên: “Tình trạng bạo lực giới ở Việt Nam thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Chúng ta đang gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến quan niệm, thói quen, rằng người đàn ông là người có quyền quyết định mọi việc trong gia đình và ngoài xã hội. Vợ và con gái cũng là tài sản của họ. Tiếp đó, giữa Luật và thực tế còn nhiều khoảng cách. Người Việt Nam vẫn có thói quen xử lý vụ việc theo cái tình. Luật phòng, chống BLGĐ đã có nhưng để thực thi thì còn xa vời. Vẫn còn có nhiều nơi, những người có trách nhiệm vẫn chưa hiểu được luật. Nhiều vụ việc BLGĐ, vụ cưỡng hiếp phụ nữ, trẻ em gái tại Việt Nam vẫn đang được xử lý theo kiểu dàn xếp dân sự, đền tiền là xong”.
Chị Nguyễn Vân Anh: "Việc thực thi Luật phòng, chống BLGĐ vẫn còn... xa vời" |
Chị Lê Kim Dung, Giám đốc quốc gia của tổ chức CARE tại Việt Nam có chia sẻ mang tính cá nhân rằng, mới đây, khi đi taxi trên đường phố Hà Nội, chị nghe người đàn ông lái taxi kể: “Em mới tha cho vợ, đã không đánh cho nó một trận vì tội dám có ý định đi bỏ thai”. Chị hỏi lại: “Có biết việc đánh vợ là vi phạm luật?”. Người chồng bảo: “Luật á? Em đố vợ em dám đi trình báo đấy!”… Theo chị Dung: “Chúng ta có luật là tốt, để có được một khung pháp lý. Nhưng trong các loại luật thì không có luật nào khó thực thi bằng Luật phòng, chống BLGĐ. Hiện tại, chúng ta đang rất khó để có thể đả thông được tâm lý, quan niệm của người dân. Một người (như anh lái taxi) nghĩ có Luật nhưng mình vẫn có quyền đánh vợ và nếu cả người bị đánh cũng nghĩ vậy nữa thì vấn đề lại càng rất khó để thay đổi!”.
Chị Dung cho biết thêm: “Nhiều người vợ vẫn đang viện cớ nói rằng mình bị bạo lực là do chồng mình nóng tính, do say rượu, do vô thức. Nhưng liệu khi nóng, họ say, họ có dám đánh sếp của mình? Điều này thể hiện rất rõ vấn đề về quyền. Trong bối cảnh từng gia đình, người nam giới đang nhìn nhận họ có quyền hơn người khác. Và trong thời gian qua, những tổ chức như CARE đã có những nỗ lực trong các hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức, giúp xóa bỏ BLGĐ, tạo bình đẳng giới trong gia đình… Nhưng theo tôi, kết quả sẽ rất khó đạt được và sẽ không bền vững, kể cả khi là người phụ nữ/người vợ đã đạt được bình đẳng giới ở ngoài xã hội (chị ấy đã là người lãnh đạo, là sếp), nhưng nếu về gia đình, chị ấy vẫn còn phải chịu bất công, vẫn bị đối xử bất bình đẳng, vẫn cảm thấy quyền lực bị thay đổi. Và, đây thực sự là một chặng đường không ngắn”.
Theo chị Nguyễn Mỹ Linh - Cố vấn về giới của tổ chức CARE tại Việt Nam: “Để giảm bạo lực giới thì môi trường pháp lý của Việt Nam rất tốt, hầu như không có gì phải kêu ca cả. Chính sách, pháp luật có đầy đủ, nhưng quan trọng là việc thực hiện! Khó khăn nhất vẫn là những rào cản định kiến giới trong xã hội và định kiến giới trong cả những người thực hiện nữa. Mà để thay đổi những định kiến ấy thì cách thực hiện phải sáng tạo hơn, hấp dẫn hơn. Phải thay những khẩu hiệu đang tồn tại trong xã hội làm cản trở sự tham gia của phụ nữ, cản trở người ta đấu tranh vì bình đẳng giới. Ví dụ, một trong những tiêu chí để xét Gia đình văn hóa là “không có bạo lực”. Trong khi đó, ai cũng thích thành tích! Vì vậy, có những nơi, có những hành vi BLGĐ sẽ không được báo cáo, không được xử lý theo Luật, sẽ bị coi như không có chuyện gì xảy ra…”. |