Một số món ăn chỉ thơm ngon, đúng vị khi ăn sống. Tuy nhiên, cần cẩn trọng bởi những mối nguy hại khôn lường tới sức khỏe mà thức ăn sống có thể gây ra.
Sushi là món ăn yêu thích của nhiều người, giàu vitamin và axit béo omega-3. Tuy nhiên sushi có thể chứa vi khuẩn và các kí sinh trùng như anisakiasis, gây nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày. Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc cho con bú và những người có vấn đề về miễn dịch không nên ăn món cá tươi sống này.
Thịt lợn sống hoặc chưa nấu kĩ có thể chứa các vi khuẩn như salmonella, E.coli và listeria. Bạn có thể nhiễm khuẩn vì thịt chưa chế biến hoặc từ các dụng cụ tiếp xúc với thịt. Thịt lợn cần được nấu ở nhiệt độ tối thiểu 63 độ C, và chỉ nên ăn sau đó ít nhất 3 phút.
Hàu có thể mang vi khuẩn từ vùng nước nơi chúng sinh sống. Nếu không được nấu chín, chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho người ăn. Hàu có thể gây nhiễm khuẩn vibriosis và virus viêm gan A.
Gỏi là món ăn được làm từ hải sản tươi sống ướp nước chanh. Giống như sushi, món ăn này có thể chứa vi khuẩn và kí sinh trùng gây ngộ độc. Hãy tránh xa các món hải sản sống hoặc chưa nấu kĩ, đặc biệt nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc gặp vấn đề về miễn dịch.
Thịt tái: Thịt bò hoặc thịt gà tái là các loại thịt được ăn khi chưa nấu chín. Thịt sống là các món có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao nhất do có chứa nhiều loại vi khuẩn từ E.coli đến salmonella. Hãy đảm bảo thịt được nấu chín trước khi ăn.
Trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất để tránh nhiễm khuẩn là chế biến trứng cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều đông lại. Đối với những món bắt buộc cần trứng sống, hãy chỉ sử dụng trứng tiệt trùng.
Bột mì và bột nhào: Nếm thử một chút bột bánh trong khi làm bánh quy nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng bất kì thứ gì chứa bột mì chưa nấu đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bột mì có thể chứa vi khuẩn E.coli. Đừng nếm thử bột mì hay bột nhào sống, và cũng đừng để trẻ em nghịch bột mì hay bột nhào. Đừng quên rửa sạch tay sau khi sử dụng bột mì.
Khoai tây sống: Bạn nên làm gì khi một củ khoai tây chuyển màu xanh? Phần màu xanh của khoai tây có thể chứa solanine, một chất đắng có thể gây tiêu chảy, sốt, đau đầu và nôn mửa. Hãy cắt bỏ phần xanh và phần mắt của khoai tây, đồng thời nấu kĩ khoai tây trước khi ăn.
Hạnh nhân đắng chứa xyanua. Chỉ cần ăn một nắm hạnh nhân đắng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Loại hạnh nhân được bán tại các cửa hàng và siêu thị là hạnh nhân ngọt an toàn cho sức khỏe.
Nấm dại: Một số loài nấm dại có chứa các độc tố như agaritine và amatoxin, có thể gây tổn thương gan và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thậm chí, các loại nấm chưa chế biến không chứa các chất độc này cũng có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng nếu không được rửa sạch trước khi ăn.
Khoai sọ chỉ nên được ăn khi đã nấu chín. Khoai sọ có chứa chất oxalat có thể gây sưng và kích ứng môi, miệng và họng. Nấu chín khoai sọ - đặc biệt là với sữa - giúp giảm hiệu ứng của các độc tố này.
Sắn: Giống như hạnh nhân đắng, củ sắn sống có chứa lượng nhỏ xyanua. Nếu củ được thái/băm và nấu kĩ, bạn có thể ăn mà không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng nếu bạn ăn củ sắn sống, bạn có thể bị tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.