Hiện nay, việc định hướng trẻ được hình thành rất sớm trong tâm trí của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như: áp đặt, không thấu hiểu thế mạnh, sở trường … nên tình trạng ba mẹ cho con học các môn năng khiếu không phù hợp hoặc định hướng sai cách dẫn đến việc các con không có cơ hội phát triển toàn diện.
Thứ nhất, quá kỳ vọng vào con: Nhiều bậc cha mẹ đều cho rằng "con cái chúng ta đều giỏi" chỉ cần đầu tư sẽ có kết quả tốt. Nhưng các bậc phụ huynh không nghĩ rằng mỗi trẻ đều có những thế mạnh, điểm yếu khác nhau. Việc kỳ vọng vào con không hẳn là xấu nhưng cha mẹ cần biết đặt đúng chỗ và khai thác đúng hướng tài năng thiên bẩm của con. Qua đó, con mới thể hiện hết khả năng vốn có giúp việc định hướng nghề nghiệp phù hợp với trí tuệ, sức khỏe và tính cách.
Thứ 2, bảo thủ, áp đặt thái quá, không xem xét tâm tư, thế mạnh của con em mình: Một số phụ huynh vẫn giữ tư duy "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" việc này khiến mâu thuẫn khi hai bên không có chung tiếng nói, dẫn đến tình trạng định hướng lệch lạc. Qua khảo sát 120 hộ gia đình, số cha mẹ làm kỹ sư muốn con tiếp tục làm kỹ sư chiếm 30%, kết quả tương tự với các nghề sư phạm, bộ đội, công an. Hầu hết cha mẹ đều muốn con có một công việc thu nhập đủ sống ổn định, có vị trí trong xã hội nhưng không quan tâm đến thế mạnh thực sự của con.
Thứ 3, để con tự do phát triển: Sai lầm này khá đông các bậc phụ huynh mắc phải. Nhiều gia đình có tư tưởng hiện đại hay quá bận kinh doanh, buôn bán để con "tự do" phát triển, bỏ mặc con. Với một đứa trẻ thởi điểm vàng để phát triển từ 0-5 tuổi, giai đoạn này việc uốn nắn trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ đi vào các quỹ đạo: ăn, học, ngủ, nghỉ…cha mẹ cần phải dung hoà, tôn trọng con và phải làm đúng trách nhiệm là người đồng hành, định hướng con.
Việc định hướng trẻ là việc cần thiết trong thời đại hiện nay, tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng thành công trong việc phát hiện, lựa chọn đúng thế mạnh của trẻ. Vì vậy, để giúp một đứa trẻ phát huy đúng thực lực của bản thân, phụ huynh cần có phương pháp định hướng, đồng hành để giúp con hợp tác, vững tin vào con đường tương lai.
Một trong những yếu tố giúp cha mẹ định hướng đúng là xác định rõ giá trị của trẻ, qua đó vẽ ra kế hoạch tương lai cho các con. "Các bậc phụ huynh khi đến với Global Talent, tôi nhận ra rằng khoảng cách là một rào cản khiến việc tiếp cận với trẻ khá khó khăn. Lý do ba mẹ bận rộn, cha mẹ không biết cách chia sẻ hay không hợp tính cách với con khiến việc đồng hành gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, khi đến đây, việc đầu tiên chúng tôi sẽ tháo gỡ, dung hòa tình cảm gia đình, chỉ cho ba mẹ phương pháp để mỗi ngày thêm thấu hiểu con mình bằng cách rủ con xem chương trình giải trí về âm nhạc, toán học, văn học…cùng con trả lời những câu hỏi đó để xem con mạnh nhất về mảng nào. Ngoài ra, có thể hỏi con muốn làm công việc gì trong tương lai, hoặc ngành học nào con ưa thích. Điều quan trọng phải giải đáp được vì sao con thích. Sau nhiều năm hoạt động, chúng tôi khẳng định rằng cha mẹ chính là những người tuyệt vời nhất để đồng hành và khơi sáng các tiềm năng đó", chị Phương Anh chia sẻ.
Mô hình định hướng toàn diện Global Talent - Đồng hành cùng cha mẹ và con
Để định hướng thành công cha mẹ không chỉ am hiểu sâu sắc về tình cách, điểm mạnh của con mà còn cần hiểu về xu hướng phát triển nghề nghiệp xã hội hiện nay. Mô hình định hướng toàn diện Global Talent sử dụng các phương pháp khoa học như gen, di truyền, sinh trắc học vân tay, tâm lý học... với mục đích phát hiện tài năng tiềm ẩn của trẻ như: ưu khuyết điểm, phương pháp học tập, độ nhậy bén trong học tập, đánh giá các chỉ số IQ, EQ, CQ, AQ... từ đó giúp cha mẹ định hướng cuộc đời phù hợp cho từng bé.
"Tại Global Talent, chúng tôi không chỉ phát hiện được tài năng thực sự của trẻ mà còn tìm ra nguyên nhân, giải quyết xung đột, thắc mắc giúp cha mẹ gần gũi với con cái hơn. Mục đích cuối cùng của Global Talent tư vấn giúp cha mẹ tìm ra phương pháp, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện từ thể chất và tinh thần, giúp trẻ đạt kết quả tốt nhất trong tương lai", chị Phương Anh cho biết thêm.
Được biết, chị Phương Anh ngoài thiên chức làm một người mẹ, chị còn đóng vai trò là nhà quản lý và một giáo viên tư vấn cho phụ huynh, xây dựng cung cấp chương trình, các hoạt động cụ thể cho từng trẻ. Hơn thế, chị còn áp dụng phương pháp giáo dục sớm và tốt nhất cho con của mình.
Có một bé trai 4 tuổi và bé gái 9 tháng tuổi, chị áp dụng phương pháp thai giáo cho con ngay từ khi trong bụng, sau đó dùng các phương pháp giáo dục hiện đại như: lộ trình giáo dục cá nhân hoá dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của con. Chị giáo dục dựa trên sự thấu hiểu, hỗ trợ con tạo một môi trường phát triển tốt nhất dựa vào năng lực, nguyện vọng, tố chất của con vì vậy bé rất hợp tác và có hứng thú với việc học.
Có thể nói, mô hình giáo dục toàn diện chính là cầu nối tình cảm giữa cha mẹ với con cái, là "cái máy" phát hiện tài năng thực sự của con. Hơn nữa, thông qua mô hình Global Talent, chị Phương Anh muốn gửi thông điệp tới các bậc phụ huynh rằng: "Cha mẹ chính là điểm tựa để con phát triển toàn diện, hãy hiểu con, làm bạn với con, mục đích cuối cùng của cha mẹ là muốn con hạnh phúc, đừng ép con hoặc sai lầm trong việc định hướng tương lai của con"".
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn