Độc đáo lễ rước ‘vua giả’ tưởng nhớ An Dương Vương xây thành Cổ Loa
10:09 | 16/02/2019;
Ngày 11 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) tổ chức lễ rước “vua giả”, “chúa giả”. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao xây thành Cổ Loa của vua An Dương Vương.
Người vào vai chúa là ông Lê Tràng Thắng (72 tuổi). Ông Thắng được hóa trang mặt đỏ đậm để phân biệt với vua. Ông cho biết, những người vào vai Vua, Chúa hay quan đều rất may mắn, phải mở tiệc khao cả làng 2-3 ngày.Bốn vị tứ trụ triều đình gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề Lĩnh, quan Trấn Thủ. Tất cả đều trên 60 tuổi.Buổi sáng, khi được rước đến đền Thượng, Vua sẽ làm lễ tế ở đây trong 90 phút.Còn Chúa sẽ tế lễ tại đền Sái. Sau đó, Chúa sẽ đi bộ xuống đền Thượng đón Vua.Trước khi vào lễ rước buổi chiều, Chúa ra sân sau đền Thượng làm thủ tục chém gà tượng trưng cho việc đã diệt trừ được ma gà trắng.Theo thông lệ của làng, trong lễ rước, kiệu Chúa đi trước để dẹp đường cho Vua và các quan theo sau.Mỗi đội rước Vua, quan đều có các thành viên trong gia đình, họ hàng nội ngoại đi cùng. Ngoài ra còn có đội trống, đội múa, cầm cờ, thổi tù và rộn rã suốt cung đường.Các quan đều ngồi võng để lính rước suốt hành trình.Kiệu Chúa được khoảng 15 trai tráng trong làng vừa khênh vừa tung hô nghiêng ngả.Ngồi trên kiệu, Chúa liên tục khua kiếm vừa tượng trưng cho việc dẹp loạn đánh giặc, vừa để tạo sự sôi động cho lễ hội.Dòng người đi theo đoàn rước đông nghịt.Một khán giả nhỉ thích thú xem rước.
Lễ hội rước “vua giả”, “chúa giả” này bắt nguồn từ việc vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành.
Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.