Xã Tiên Ngọc là một trong những xã nghèo của huyện Tiên Phước với giao thông cách trở, đời sống người dân còn nghèo khó. Do gia cảnh khó khăn nên chị Dung vừa học vừa làm. Hết năm lớp 12 chị vào thành phố Vũng Tàu làm giúp việc nhà cho gia đình một vị mục sư của nhà thờ để có tiền để theo học một lớp trung cấp chuyên nghiệp vào buổi tối.
Phấn đấu đi lên bằng nghị lực
Sau khi học xong kế toán ở Vũng Tàu, chị về Đà Nẵng để làm kế toán với công việc văn phòng, lương ổn định đúng như ước mơ thuở thiếu thời. Tuy nhiên, khi làm kế toán cho một công ty chuyên về dịch vụ Marketing online, chị đã học hỏi và mở mang kiến thức, tập tành làm sale thêm ngoài công việc kế toán, đi gặp khách hàng, ký kết hợp đồng và nhờ đó có nhiều kinh nghiệm trong công việc kinh doanh online.
Cuộc sống an phận cứ thế trôi đi, chị lấy chồng, sinh con và tiếp tục với vai trò làm mẹ. Năm 2014, sau khi sinh con, cuộc sống của chị gặp nhiều khó khăn bởi chị không thể tiếp tục công việc khi con còn quá nhỏ. Đã có thời chị một tay ôm con, một tay làm máy tính, tập tành bán hàng online kiếm thêm thu nhập, đồng thời chị vẫn phải duy trì công việc kế toán mới đủ trang trải cuộc sống.
Kiên trì với công việc kế toán và bán hàng đến năm 2016, chị có dịp cộng tác bán hàng với một công ty của Hàn Quốc tại Đà Nẵng. Công ty này sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ trái nhàu. Hình ảnh trái nhàu in khắp nơi trong công ty với những công dụng được liệt kê bằng tiếng Hàn. Xung quanh khuôn viên công ty cũng trồng nhiều cây nhàu, loại cây rất quen thuộc đối với chị. Vì thế, chị bắt đầu thắc mắt và tìm hiểu về công dụng trái nhàu từ đó. Sau khi tìm hiểu kỹ càng về công dụng của nhàu, lúc đó chị muốn lao vào việc sản xuất ngay nhưng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên chị tiếp tục tích lũy thêm thời gian để.
Phát triển trái nhàu của quê hương
Cuối năm 2017, chị Dung tìm đến một công ty sản xuất nhàu và phân phối sản phẩm cho họ tại thị trường Đà Nẵng. Nhưng từ đầu năm 2018 công ty này liên tục báo hết hàng, lúc nào đặt hàng cũng phải đợi từ 15 đến 20 ngày mà hàng giao về không đủ, khách hàng phàn nàn. Trong khi đó chị Dung nhận thấy quỹ đất ở quê mình còn nhiều, bản thân chị cũng tích lũy được một ít kinh nghiệm nên quyết định bắt tay vào xây nhà máy nho nhỏ, đồng thời chị cũng bắt đầu trồng thêm cây nhàu tại vườn nhà ở Đại Lộc. Nhàu là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không cần phải tưới nước thường xuyên, không cần sử dụng đến phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cây vẫn cho ra trái quanh năm.
"Thời gian này mình đang mang bầu bé thứ 2 nên công việc cũng gặp ít nhiều khó khăn.Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, thu mua trái nhàu lẻ của các hộ dân về phơi nắng, rồi nghiền, đóng trà, nhưng phơi nắng không đạt tiêu chuẩn, gửi kết quả đi kiểm nghiệm đều vượt chỉ tiêu về men mốc nên mình quyết định đầu tư thêm máy móc để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm. Trong lúc khó khăn về tài chính, mình may mắn được chính khách hàng, đối tác cho mượn tiền để xoay xở, rồi vay mượn ngân hàng để đủ trang trải cho công việc", chị Dung cho biết.
Để thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh, chị Dung đứng ra thành lập Công ty TNHH Sản Phẩm Thiên Nhiên ADEVA NATURALS, đặt nhà máy sản xuất tại thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang và có văn phòng đại diện tại 259C Nguyễn Công Hoan, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
Sản phẩm của Adeva do chị Dung sáng lập được khách hàng yêu thích, nhiều đại lý tìm đến mua về bán, cung cấp cho cả thị trường Trung, Nam, Bắc. Ở Đà Nẵng, Adeva chủ yếu bán sản phẩm cho khách du lịch và người nước ngoài. Do việc thu mua nông sản lẻ không đủ cung cấp, chị Dung đã tìm cách liên kết với các nông trại ở Trà Vinh để đảm bảo được nguồn hàng và chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị Dung đã gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, khiến chị phải xoay vần để ổn định sản xuất. Cũng từ sóng gió này, chị nhận ra sai lầm của mình trong chiến lược kinh doanh do từ trước đến nay chỉ tập trung vào thị trường khách hàng du lịch mà không đẩy mạnh kênh bán hàng nội địa. Bài học đắt giá này khiến chị "điêu đứng" nhưng cũng mang lại cho chị một kinh nghiệm để đời. Chị bắt đầu tập trung nhiều hơn vào thị trường trong nước. Nhanh chóng cân bằng việc sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19, chị Dung bắt tay vào làm mẫu cho các sản phẩm nội địa, phù hợp với làn da của người Việt, cho đến khi ra sản phẩm hoàn thiện, gửi mẫu đi kiểm nghiệm và đón nhận kết quả ổn định về mọi chỉ tiêu. Chị bắt tay vào sản xuất và đẩy mạnh kênh phân phối nội địa từ đó.
Theo chị Dung, trái nhàu trong nhân gian được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe như hỗ trợ tốt cho những người bị đau lưng, nhức mỏi xương khớp, người bị suy giản tĩnh mạch, huyết áp, tiểu đường, người mất ngủ, rối loạn tiền đình. Ngoài ra nó còn được xem như là chất chống oxy hóa, đẹp da, được người Hàn cực kỳ ưa chuộng. Trong trái nhàu có chứa vitamin E, C có tác dụng chống dị ứng, làm sáng da và chống lão hoá. Chiết xuất trái nhàu mang đến hiệu quả kháng viêm, ngừa mụn, tái tạo làm da, cung cấp độ ẩm, tăng độ đàn hồi cho làn da. Đặc biệt, những sản phẩm Adeva nghiên cứu còn dùng được cho cả những bạn có làn da yếu và nhạy cảm nhất.
Sản phẩm Adeva phần lớn vẫn đang làm theo hướng handmade, sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước để lấy chiết xuất. Sau khi tách lấy chiết xuất, phối trộn với các thành phần tự nhiên khác để cho ra sản phẩm cuối cùng. Adeva cũng không sử dụng nhiên liệu tạo mùi vì muốn sản phẩm thực sự tinh khiết, tốt cho làn da. Do chỉ sử dụng tinh dầu tự nhiên nên mùi thơm đôi lúc không được một số khách hàng mong muốn. Tuy nhiên, theo chị Dung, tiêu chí an toàn của sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.
Từ một cô gái chân quê với mong ước có một công việc "bàn giấy" an nhàn, chị Nguyễn Thị Dung đã khởi nghiệp thành công với niềm đam mê và nỗ lực không ngừng. Bận rộn với công việc là thế, nhưng chị vẫn dành thời gian chăm sóc gia đình và có thói quen đọc sách hằng ngày để học hỏi và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm vận hành sản xuất kinh doanh.
Chị Dung mong muốn, trong tương lai, sẽ có nhiều người tiêu dùng biết đến tác dụng của các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ an toàn được chiết suất từ nông sản của người Việt.
Địa chỉ liên hệ: Văn phòng tại 259C Nguyễn Công Hoan, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
- SĐT: 0915.315.478
- Website: https://adevanoni.com
- Facebook: www.facebook.com/nguyenthudung065
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn