Đối phó với cơn giận dữ của người khác

14:53 | 14/04/2016;
Nhiều người trong cuộc sống dễ nổi giận vì một vài lý do nào đó, hãy cố hiểu họ và để ý hành vi của bản thân mình.
doi-pho-ngi-nong-gian-4.jpg
1. Để ý hành động của bản thân

Có thể bạn không phải người hay nổi nóng, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn để ý xem liệu những hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác hay không. Khi người khác nóng giận mà bạn cũng nổi cáu theo thì sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng, hoặc nếu bạn có hành động không phù hợp như nói những lời mang tính khiêu khích hoặc làm việc trái ngược lại với ý muốn của người kia, sẽ giống như “đổ thêm dầu vào lửa”. Tốt nhất bạn nên kiểm soát tâm trạng và hành vi của mình khi gặp người đang nổi giận.

doi-pho-ngi-nong-gian-3.jpg
 
2. Hiểu cơn giận dữ của người khác

Bình thường khi đối mặt với cơn giận của người khác, hầu hết chúng ta đều muốn thoát khỏi tình cảnh đó nhanh chóng mà không tìm hiểu xem người kia cảm thấy bất mãn, phẫn nộ, bị tổn thương hay bị hiểu lầm như thế nào. Thậm chí đằng sau sự giận dữ của họ là cảm giác không an toàn hay sợ hãi. Đừng vội khó chịu vì những hành động nóng nảy, thô lỗ của họ mà hãy cố hiểu xem điều gì đã làm họ tức giận đến vậy. Bạn biết được nguyên do gây nên nóng giận của người khác có thể giúp họ giải quyết sự việc một cách khách quan hơn, vì nóng giận khiến con người ta trở nên hồ đồ và không thể đưa ra ý kiến sáng suốt.

3. Tránh đối đầu hoặc kiểm soát

Như đã nói ở trên, nếu bạn tỏ ra “không thua kém” gì người đang nóng giận mà cũng tức tối và có hành động đối lập thì chỉ khiến cho cả bạn và người kia mất kiểm soát. Vào lúc không khí xung quanh trở nên “nóng” hơn, bạn đừng tìm cách khống chế sự tức giận của người khác, như vậy có thể làm phản tác dụng thậm chí thổi bùng cơn nóng giận của người kia. Đừng cố ôm hay tỏ ra đáng tiếc cho họ vì họ sẽ cảm thấy như bạn đang ra vẻ bề trên hoặc đang lờ đi cảm xúc của họ. Chỉ cần nói “bình tĩnh lại” hoặc “thư giãn một chút” cũng có thể xoa dịu cơn nóng giận trong họ.

doi-pho-ngi-nong-gian-2.jpg
 
4. Không sợ sự nóng giận của người khác

Một số người nhạy cảm rất dễ căng thẳng và lo lắng khi thấy người khác cáu giận. Những người nổi nóng có thể “đánh hơi” ra điều này và lợi dụng sự nhạy cảm của bạn để kiểm soát bạn bằng hành vi nóng nảy của họ. Bạn hãy nhớ rằng sự tức giận của ai đó không thể làm tổn thương bạn, đó chỉ là cách biểu hiện cảm xúc, kể cả khi nó đáng sợ cũng không thể đe dọa bạn trừ khi bạn cho phép. Giữ vững tâm lý của mình là cách khiến người nóng giận không thể khống chế bạn hoặc có những phản ứng tiêu cực.

5. Chờ cơn nóng giận qua đi rồi nói chuyện

Hầu như không có ích khi nói chuyện với người đang trong cơn giận dữ, vì lúc này họ không mấy tỉnh táo và lý trí để có một cuộc đối thoại tốt đẹp. Hãy chờ đến khi họ nguôi ngoai cơn nóng rồi tìm cách đề cập vấn đề mà bạn cần nói trước đó, cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn nếu có thêm một người nào khác cùng thảo luận để đưa ra ý kiến khách quan. Bạn hãy giải thích cho người kia hiểu những gì mình cho là đúng, tránh việc gây hiểu lầm dẫn tới sự tức giận bùng nổ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn