Tình trạng này xảy ra khi các buồng trên của tim (tâm nhĩ) đập hỗn loạn, không đồng bộ với các buồng dưới (tâm thất), tạo ra nhịp tim không đều. Để giúp phát hiện sớm căn bệnh này, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y sinh Luxembourg, thuộc Đại học Luxembourg, đã nghiên cứu, đào tạo một mô hình học sâu, có thể dự báo chính xác trước 30 phút chuyển sang giai đoạn AF.
Kỹ thuật này khắc phục độ chính xác điện tâm đồ (ECG) như hiện nay, nó chỉ có thể phát hiện AF ngay trước khi phát bệnh nên không thể coi là sớm được.
Jorge Goncalves, tác giả nghiên cứu, cho biết, mô hình có tên WARN (Cảnh báo rung tâm nhĩ), được đào tạo và thử nghiệm trên bản ghi ECG 24 giờ được thu thập từ 350 bệnh nhân tại Bệnh viện Tongji, Trung Quốc.
Dữ liệu được phân loại là nhịp xoang, tiền AF. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng sự biến thiên trong khoảng giữa các sóng R (RRI) trên ECG làm nguồn dữ liệu chính. WARN dự đoán AF khởi phát trung bình trước 31 phút, với độ chính xác 73%.
Mô hình WARN được ứng dụng trên đồng hồ đeo tay thông minh. Thông tin sẽ chuyển đến điện thoại thông minh để xử lý dữ liệu, giúp bệnh nhân có thể theo dõi nhịp tim liên tục và can thiệp kịp thời như thuốc chống loạn nhịp đường uống.
Tương lai, công nghệ này có thể được cá nhân hóa, thậm chí có thể hướng tới thử nghiệm lâm sàng và những biện pháp can thiệp trị liệu mang tính đổi mới, hỗ trợ và làm giảm các ca tử vong do bệnh tim mạch.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn