Lý Khai Phục - Cựu giám đốc Google tại Trung Quốc, một trong những blogger nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ thông tin - năm 2013, ông bị chẩn đoán mắc ung thư hạch. Sau nhiều năm chiến đấu với căn bệnh ung thư, ông đã chia sẻ lời nói của một bác sĩ đã nói với ông, đại ý là: Giấc ngủ, chế độ ăn uống, thể dục, áp lực. 4 điều từ 1 - 4 trong 5 việc vượt quá tiêu chuẩn hoặc không cân bằng, thì sức đề kháng sẽ suy giảm, rất dễ mắc bệnh.
Lý Khai Phục.
Lý Khai Phục tự chấm điểm bản thân theo 4 phương diện trên thang số điểm là 100 điểm: “Áp lực của tôi có biến động, tổng điểm là 60-65 điểm. Chế độ ăn uống của tôi là không có quy luật, chấm khoảng 50 điểm. Từ trước đến nay, tôi không tập thể dục, vì vậy chỉ đạt 30 điểm. Mỗi ngày chỉ ngủ 5 tiếng, có ngày thức đến giữa đêm, tôi cảm thấy số điểm gần như bằng 0. Vì vậy, 4 việc làm trên của tôi hầu như không có quy luật, do đó việc tôi bị ung thư là chuyện bình thường”.
Mọi người đều sợ ung thư, nhưng cũng có người có thể kháng ung thư, vậy những người như thế nào có thể “miễn dịch” với ung thư?
1. Những người có chế độ ăn uống lành mạnh
Muốn thông qua ăn uống để ngừa ung thư, trước tiên chúng ta phải tránh 2 yếu tố nguy hiểm: Hút thuốc và uống rượu. Cả 2 loại thực phẩm này đều được các tổ chức y tế thế giới ghi nhận là chất gây ung thư loại 1. Hút thuốc là nguyên nhân số một của ung thư phổi, hơn nữa, các bệnh ung thư như ung thư thanh quản, miệng, thực quản, bàng quang, buồng trứng đều liên quan đến hút thuốc. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư do hít phải khói thuốc trong nhiều năm cũng sẽ tăng lên.
Đối với việc uống rượu thường xuyên, dễ gây xơ gan, cuối cùng là ung thư gan. Việc kích thích niêm mạc đường tiêu hóa bằng rượu cũng dễ dàng làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản, ung thư dạ dày, ung thư thực quản và ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu khác cho thấy rượu cũng có thể gây ung thư vú, ung thư phổi, ung thư da.
Về chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày, kiến nghị ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, các loại đậu và trái cây. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh chứa chất béo cao, nhiều đường, nhiều tinh bột, thực phẩm chế biến hoặc đồ uống nhiều đường. Những thực phẩm này có thể gây béo phì, cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Thịt đỏ và thịt chế biến cũng nên được hạn chế. Mỗi tuần tiêu thụ thịt đỏ nấu chín không quá 350-500g, nghĩa là khoảng 700-750g thịt sống. Hạn chế tối đa các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, dăm bông…
2. Những người làm việc và nghỉ ngơi có quy luật
Đầu năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại "thức khuya" là nguyên tố gây ung thư loại 2A, cùng cấp với thịt đỏ và đồ uống nóng. Thức khuya một mặt sẽ đảo lộn đồng hồ sinh học của con người, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, tiếp đó là kích thích các tế bào ung thư phát triển, làm tăng nguy cơ ung thư.
Muốn đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, thực tế không có nhiều phương pháp, chỉ có thể dựa vào việc kiểm soát của mỗi người. Cố gắng lên kế hoạch cho thời gian của bạn và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt. Thời gian ăn là phải ăn, thời gian ngủ là phải ngủ, cố gắng nuôi dưỡng thói quen tốt. Kiến nghị mọi người không nên xem điện thoại, uống trà đặc hoặc cà phê trước khi đi ngủ, rất dễ gây mất ngủ.
3. Những người tập thể dục hợp lý
Nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa béo phì và ung thư đã chứng minh, béo phì được coi là có liên quan đến 14 loại ung thư bao gồm ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy và ung thư buồng trứng.... Nguy cơ ung thư tăng khi mỡ cơ thể tăng.
Trước đây, chỉ số BMI được sử dụng để đo lượng sức khỏe, nhưng trong những năm gần đây, một nhóm nghiên cứu đã đề xuất một chỉ số mới gọi là chỉ số khối lượng chất béo tương đối, viết tắt là RFM. Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa chu vi vòng eo và chiều cao, được sử dụng để đánh giá mức độ mỡ cơ thể của một người.
Để tính chỉ số RFM của bạn, bạn chỉ cần một thước dây, đo chiều cao và vòng eo của bạn, sau đó tính theo công thức sau:
Nam: RFM = 64 - (20 × chiều cao / vòng eo)
Nữ: RFM = 70 - (20 × chiều cao / vòng eo)
Nhận kết quả cộng với dấu %, đó là tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể gần đúng của bạn. Tỷ lệ mỡ cơ thể bình thường đối với người trưởng thành là 15% đến 18% đối với nam và 20% đến 25% đối với nữ. Nếu con số của bạn nằm trong phạm vi này, thì ít nhất là không thuộc hàng béo phì. Nếu tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của bạn nằm ngoài phạm vi lành mạnh, hoặc nếu bạn muốn làm cho tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của bạn thấp hơn, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống của bạn, bạn phải tuân thủ tập thể dục.
4. Người có thái độ tích cực
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trạng thái tinh thần của một người có liên quan mật thiết đến chức năng miễn dịch. Khi một người có tâm trạng xấu, việc tiết adrenaline corticosterone sẽ tăng lên, hormone này có hại cho chức năng miễn dịch của con người. Nếu một người trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm và sợ hãi trong một thời gian dài, dẫn đến các chức thần kinh thực vật và chức năng nội tiết đã không thể hoạt động bình thường, các tế bào ung thư có nhiều cơ hội phát triển.
Do đó, kiến nghị bạn nên duy trì thái độ tích cực nhất có thể. Khi bạn gặp phải những điều không vui hoặc áp lực, có thể chia sẻ cảm xúc để giải tỏa căng thẳng hoặc đi du lịch, hát, nhảy, xem phim, nghe nhạc,… Những thói quen tốt cũng giúp duy trì một tâm lý tốt, bao gồm tuân thủ tập thể dục và chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Tất nhiên, luôn cố gắng giữ thái độ tích cực.
5. Những người coi trọng kiểm tra thể chất
Những người bình thường được khuyên nên kiểm tra y tế định kỳ 1-2 năm/lần, không chỉ để phát hiện bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, mà còn giúp mọi người hiểu đầy đủ về tình trạng thể chất của chính mình, để điều chỉnh hoặc được điều trị sớm.
Ngoài ra, đối với những người có nguy cơ mắc ung thư cao, ngoài việc kiểm tra y tế định kỳ, nên tiến hành kiểm tra sàng lọc thường xuyên đối với các bệnh ung thư liên quan. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ mô tả sàng lọc ung thư là một cách để kiểm tra ung thư trong cơ thể khi không có triệu chứng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn