Đua nhau chết thử để cảm nhận cuộc sống

11:29 | 28/10/2016;
Trong những năm gần đây, trải nghiệm tang lễ của chính mình đang dần trở thành xu hướng tại Hàn Quốc, giúp người tham gia sống lạc quan, yêu đời hơn.
Trung tâm Trị liệu Hyowon (Seoul) đem đến cho người tham gia trải nghiệm
Trung tâm Trị liệu Hyowon (Seoul) đem đến cho người tham gia trải nghiệm "chết thử trong quan tài", dưới sự bảo trợ tài chính từ một công ty dịch vụ tang lễ. Ảnh: CNN
Sau khi khoác trên mình áo tang, họ được dẫn vào căn phòng lờ mờ ánh nến và tràn ngập hoa cúc. Những người tham gia ngồi vào bàn và bắt đầu viết lời trăng trối dành cho người thân. Ảnh: CNN
Sau khi khoác trên mình áo tang, họ được dẫn vào căn phòng lờ mờ ánh nến và tràn ngập hoa cúc. Những người tham gia ngồi vào bàn và bắt đầu viết lời trăng trối dành cho người thân. Ảnh: CNN
Sau đó,
Sau đó, "những người giả chết" đặt tấm vải liệm và bước vào chiếc quan tài gỗ. Ảnh: New York Times
Một người đàn ông mặc áo choàng đen với chiếc mũ cao truyền thống của Hàn Quốc sẽ đi đóng nắp các quan tài. Ông chính là biểu tượng của Tử thần. Ảnh: The Atlantic
Một người đàn ông mặc áo choàng đen với chiếc mũ cao truyền thống của Hàn Quốc sẽ đi đóng nắp các quan tài. Ông chính là biểu tượng của Tử thần. Ảnh: The Atlantic
Với 10 phút nhốt mình trong bóng tối, người tham gia sẽ có cơ hội suy nghĩ, chiêm nghiệm về cõi đời.
Với 10 phút nhốt mình trong bóng tối, người tham gia sẽ có cơ hội suy nghĩ, chiêm nghiệm về cõi đời. "Không một tia sáng phát ra, tôi cảm thấy ngột ngạt và đã khóc trong quan tài", một nhân vật trải nghiệm chia sẻ. Ảnh: The Atlantic
Jeong Yong-mun, giám đốc trung tâm Hyowon, cho biết 15.000 người đã tham gia đám tang của chính mình và chương trình này hoàn toàn miễn phí. Nhiều lãnh đạo các công ty khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động nhằm thay đổi tâm trí để có những quan điểm, ý tưởng mới mẻ. Ảnh: New York Times
Jeong Yong-mun, giám đốc trung tâm Hyowon, cho biết 15.000 người đã tham gia đám tang của chính mình và chương trình này hoàn toàn miễn phí. Nhiều lãnh đạo các công ty khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động nhằm thay đổi tâm trí để có những quan điểm, ý tưởng mới mẻ. Ảnh: New York Times
Trải nghiệm này giúp những người bị bệnh nan y hoặc có ý định tự tử biết trân trọng những giây phút quý báu bên cạnh người thân và có thêm niềm tin vào cuộc sống. Ảnh: CNN
Trải nghiệm này giúp những người bị bệnh nan y hoặc có ý định tự tử biết trân trọng những giây phút quý báu bên cạnh người thân và có thêm niềm tin vào cuộc sống. Ảnh: CNN
Sau khi quan tài được mở nắp, cảm xúc của người tham gia rất trái ngược, một vài người khóc nức nở vì lo sợ giây phút ranh giới giữa
Sau khi quan tài được mở nắp, cảm xúc của người tham gia rất trái ngược, một vài người khóc nức nở vì lo sợ giây phút ranh giới giữa "sự sống" và "cái chết". Ảnh: New York Times
Bên cạnh đó, không ít người tham gia lại thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn, họ tán gẫu và chụp ảnh lưu niệm cùng nhau. Thậm chí, nhiều người ngủ quên luôn trong quan tài.
Bên cạnh đó, không ít người tham gia lại thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn, họ tán gẫu và chụp ảnh lưu niệm cùng nhau. Thậm chí, nhiều người ngủ quên luôn trong quan tài. "Các bạn sẽ 'lột xác' để sẵn sàng cho một khởi đầu mới", ông Jeong cho hay. Ảnh: New York Times
Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao trên thế giới. Hiệp hội thần kinh Hàn Quốc công bố số liệu cho thấy một phần tư số người được khảo sát nói rằng họ chịu áp lực lớn từ công việc. Trài nghiệm chết thử trong quan tài đem lại ý nghĩa thiết thực giúp người tham gia thay đổi quan điểm, cảm thấy yêu đời và vững tin vào cuộc sống. Ảnh: The Atlantic
Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao trên thế giới. Hiệp hội thần kinh Hàn Quốc công bố số liệu cho thấy một phần tư số người được khảo sát nói rằng họ chịu áp lực lớn từ công việc. Trài nghiệm chết thử trong quan tài đem lại ý nghĩa thiết thực giúp người tham gia thay đổi quan điểm, cảm thấy yêu đời và vững tin vào cuộc sống. Ảnh: The Atlantic

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn