Đừng 'tham vui' khi mang bầu

22:42 | 19/12/2018;
Chỉ cần sức khỏe của những ông bố, bà mẹ tốt thì vẫn có thể tiến hành cuộc sống “chăn gối” bình thường trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau.
Theo bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Lê Huy Tuấn (Phòng khám Thăng Long, Hà Nội), tuy sức khỏe của hai vợ chồng ổn định nhưng vẫn tồn tại hai nỗi lo mà bà bầu cần lưu ý: Một, việc tử cung co thắt khi đạt đến cao trào có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Hai là sự thâm nhập của dương vật có thể mang theo vi khuẩn. Bởi vậy, nếu xuất hiện những hiện tượng dưới đây gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ và thai nhi thì bạn nên tạm thời dừng ngay cuộc sống “chăn gối” lại.
 
20-dieu-chong-can-quan-tam-vo-bau.jpg
Ảnh minh họa

 

Từng bị sảy thai
 
Nếu bà mẹ tương lai từng bị sảy thai thì các bác sĩ khuyên bạn tốt nhất nên dừng hẳn cuộc sống “vợ chồng” cho đến khi thời kỳ nguy cơ sảy thai qua đi.
 
Có tiền sử dọa sảy thai
 
Nếu bà mẹ tương lai xuất hiện hiện tượng xuất huyết âm đạo trong hoặc sau khi vợ chồng “gặp gỡ”, hoặc đau bụng dưới, thì nên đến bác sĩ để kiểm tra, nếu có dấu hiệu sảy thai thì nên tạm thời dừng cuộc sống “chăn gối” lại.
 
Ông bố tương lai mắc bệnh lây lan qua đường tình dục
 
Tác nhân gây bệnh qua đường tình dục sẽ lây truyền sang thai phụ và thai nhi, do đó khi chưa điều trị dứt điểm thì tuyệt đối nghiêm cấm chuyện “chăn gối”.
 
Bà mẹ tương lai bị viêm âm đạo
 
Việc vợ chồng “gặp gỡ” sẽ khiến vi khuẩn lây nhiễm sang thai nhi, do đó trước khi điều trị dứt điểm cần nghiêm cấm “gặp gỡ”.
 
Khi nhau thai có vấn đề
 
Nếu nhau thai của thai phụ nằm ở phía trước hoặc nhau thai và tử cung liên kết không chặt chẽ thì việc “gặp gỡ” có thể gây ra sảy thai, bạn nên tạm thời dừng ngay cuộc sống “vợ chồng” lại, đợi khi nào tình hình ổn định hãy tiếp tục “ân ái”.
 
 
ava-1521828086-909-width640height480_schema_article.jpg
Ảnh minh họa

 

Tử cung co bóp quá nhiều
 
Nếu thai phụ phát hiện tử cung của mình co bóp quá nhiều, để tránh bị đẻ non, bạn nên tránh sinh hoạt vợ chồng, đồng thời đến bác sĩ để kiểm tra.
 
Tử cung đóng không kín
 
Thông thường, cổ tử cung của thai phụ ở trạng thái đóng trong suốt thời kỳ mang thai, đợi đến khi nào mang thai đủ tháng và bắt đầu có cơn đau, cổ tử cung mới dần mở ra. Nhưng có một số thai phụ, khi tử cung mỗi ngày một phình ra và dưới sức ép của thai nhi, cổ tử cung của họ lại mở rộng ra khi chưa đến kỳ thành thục, hiện tượng này gọi là cổ tử cung đóng không kín. Theo thống kê, trong 100 thai phụ thì có 1-2 người rơi vào trường hợp này, tương đương 10 đến 20% thai phụ bị sảy thai giữa thai kỳ là do nguyên nhân này, thai nhi chưa trưởng thành sẽ vì thế mà ra ngoài cơ thể gây ra sảy thai.
 
Chức năng cổ tử cung suy yếu mang tính di truyền, cổ tử cung bị xô hoặc rách nghiêm trọng do lần sinh trước hoặc do sinh nở nhiều, cổ tử cung từng bị tổn thương do phẫu thuật hoặc qua điều trị laser, hoặc từng phẫu thuật cắt rộng, hoặc sảy thai đều có thể dẫn đến suy yếu cổ tử cung. Việc chẩn đoán cổ tử cung khép không kín thường ở giai đoạn giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, gần đây chúng ta có thể dùng sóng siêu âm để chẩn đoán sớm hiện tượng này, một khi chẩn đoán thấy cổ tử cung khép không kín, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ làm phẫu thuật khâu cổ tử cung ở tuần 14-16, làm vậy thai phụ vẫn có thể sinh nở thuận lợi.
 
Vỡ ối sớm
 
Nếu chưa đến ngày dự sinh, thai phụ vẫn cần an thai, nhưng nếu màng ối bảo vệ thai nhi đã bị vỡ, vi khuẩn có thể thâm nhập vào tử cung và lây nhiễm sang thai nhi, nên lúc này nên tránh sinh hoạt vợ chồng.
 
Làm thế nào để phát hiện vỡ ối sớm? Vỡ ối sớm là hiện tượng thai phụ chưa đến ngày sinh nở, cơn đau chưa xuất hiện nhưng bỗng nhiên cảm thấy khá nhiều dịch thể tràn ra từ âm đạo, sau đó duy trì một lượng nhỏ chất lỏng không ngừng chảy ra. Nhưng ở mỗi người mỗi khác, có người ho, hắt hơi làm tăng sức ép lên vùng bụng là dịch thể ở âm đạo đã ra, có người dịch âm đạo ra một thời gian rồi lại thôi, có người lại cảm thấy tử cung ở bụng hơi nhỏ hơn, thai nhi trở nên rõ ràng hơn trước.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn