Theo đó, nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
- Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình.
- Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao.
- Chi phí sửa chữa nhà ở.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính không vượt quá 100 triệu đồng.
Thông tư này cũng yêu cầu các công ty tài chính phải ban hành quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng để hướng dẫn việc thu thập, cập nhật, kiểm tra số liệu, quản lý thông tin khách hàng, nhận dạng các thông tin sai lệch và ngăn ngừa gian lận để quyết định cho vay, kiểm soát khoản vay và thu hồi nợ vay; biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ; các quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong cho vay tiêu dùng và các biện pháp bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực này…
Theo đó, hợp đồng cho vay tiêu dùng phải bao gồm các nội dung về hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh; chế tài áp dụng và biện pháp xử lý nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn; điều kiện và phí trả nợ trước hạn...
Đặc biệt, công ty tài chính phải ban hành quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng để áp dụng thống nhất và gửi Ngân hàng Nhà nước để giám sát.
Theo thông cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành Thông tư 43/2016/TT-NHNN nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
Thông tư 43/2016/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2017.