Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng

08:34 | 28/04/2024;
Tuyến đường danh riêng cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội không đem lại nhiều hiệu quả khi rất thưa vắng người sử dụng.
Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 1.

Tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ Cống Mọc đến Yên Hòa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 1/2/2024, trở thành tuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên hoạt động tại Hà Nội. Để chỉ dành riêng cho xe đạp hoặc người đi bộ, các điểm vào được bố trí trụ ngăn bằng kim loại.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 2.

Đường rộng 4m, dài 4km, trên nền đường có hình vẽ để phân luồng cho xe đạp và người đi bộ. Được biết, đoạn đường ven sông Tô Lịch này được thiết kế với mục đích cho người dân đi bộ, tập thể dục từ năm 2019, với mức đầu tư gần 65 tỷ đồng. Sau 5 năm, đường đã xuống cấp, nhiều rác thải, liên tục bị ngắt quãng vì thi công các hạng mục khác, và nay được chuyển thành tuyến đường dành cho xe đạp.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 3.

PV đã tiến hành khảo sát tuyến đường này trong 2 khung giờ là 6h sáng khi trời mát và 6h chiều khi trời bớt nắng, là khung giờ đông người lựa chọn để đi tập thể dục, đi bộ, đạp xe nhất. Các công viên đều kín người tập thể dục vào thời gian này.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 4.

Tuy nhiên, trong cả 2 khung giờ, tuyến đường này đều rất vắng, không mấy người sử dụng.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 5.

Điều cảm nhận rõ nhất khi có mặt tại tuyến đường này là mùi nước của sông Tô Lịch bốc lên nồng nặc.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 6.

Khi khai trương tuyến đường dành riêng cho xe đạp, mục đích hướng đến là tạo điểm nhấn để việc sử dụng xe đạp, sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Đại diện Sở Giao thông Vận tải có đưa ra thông tin tuyến xe đạp ưu tiên sẽ đem lại hiệu quả trong việc kết nối giữa 2 tuyến metro, kết nối ga Láng (đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông) và ga số 8 của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 7.

Tuy nhiên, đường vắng lặng không có ai đạp xe vào. Các điểm cho thuê xe đạp công cộng cũng rất ít người sử dụng, hoặc nếu có thuê thì có thể là để đạp đi nơi khác ít mùi hơn.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 8.

Đường Láng có mật độ phương tiện giao thông cao, tắc đường liên tục xảy ra, tình trạng ùn ứ phương tiện có tại tất cả các điểm ngã tư giao cắt.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 9.

Và đường dành riêng cho xe đạp thì lại chỉ có một người và một chú chó đi dạo

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 10.

Một đoạn đường khác thì chỉ có duy nhất một chú chó dạo bộ, không có ai, không có phương tiện nào đi cả

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 11.

Nhiều đoạn đường vẫn còn rác thải xây dựng vứt bừa bãi, không được dọn dẹp

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 12.

Hà Nội đã thí điểm 2 mô hình đường dành riêng cho xe đạp, 1 đường ven sông Tô Lịch và 1 đường ven Công viên Hòa Bình (chi phí 10 tỉ đồng từ tiền ngân sách), sau đó sẽ nhân rộng thêm mô hình này, mục đích nâng cao ý thức người dân, bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế, với việc không mấy ai sử dụng, đoạn đường đầu tiên ven sông Tô Lịch đã chưa thật thành công.

Hà Nội: Đường dành riêng cho xe đạp hoạt động kém hiệu quả, ít người sử dụng- Ảnh 13.

Người dân đi qua khu vực này đều đeo khẩu trang, một người dân đưa ý kiến: "Có lẽ khi khảo sát để thực hiện đường dành riêng cho xe đạp, người đi bộ tại đây, người ta không ngửi thấy mùi gì, giờ làm xong chẳng mấy ai đi".

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn