EU chú trọng xây dựng quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm từ côn trùng

18:32 | 19/02/2019;
Ủy ban châu Âu (EU) đang lên kế hoạch giới thiệu các quy tắc vệ sinh an toàn với các loại côn trùng sử dụng làm thực phẩm.

Gần đây, việc sản xuất côn trùng trong nước và xuất khẩu đang được EU thúc đẩy mạnh. Vì vậy, yêu cầu vệ sinh an toàn của các loại côn trùng cần được đảm bảo và giám sát theo quy định về thực phẩm giữa côn trùng đã chết và côn trùng đã qua chế biến.

Các loại thực phẩm từ côn trùng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những yêu cầu được đặt ra mới có thể bày bán công khai trên thị trường và phục vụ người tiêu dùng.

Như vậy, các nhà khai thác thực phẩm có nguồn gốc từ côn trùng sẽ phải được chính quyền chấp thuận sau khi kiểm tra tại chỗ trước khi bắt đầu hoạt động.

 

EU sẽ ra bộ quy tắc an toàn thực phẩm dành cho côn trùng và các loại thức ăn làm từ côn trùng

Cụ thể, quy định (EC) Số 853/2004 đặt ra các quy tắc về vệ sinh các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật cho các doanh nghiệp, trong đó, đề xuất thêm một phần về các loại côn trùng. Dự thảo quy định sẽ tiếp nhận ý kiến ​​công chúng đến ngày 20/2/2019.

Vào tháng 10/2015, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) từng thông qua một ý kiến ​​khoa học về hồ sơ rủi ro liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ côn trùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Cơ quan này kết luận, phương pháp sản xuất côn trùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. Cụ thể, trong quá trình sản xuất, việc chọn giống loài, cung cấp thực phẩm cho côn trùng và phương pháp chế biến sẽ tồn tại các chất gây nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.

Diễn đàn quốc tế về côn trùng cho thực phẩm và thức ăn (IPIFF) đang phát triển Hướng dẫn về Thực hành vệ sinh an toàn (GGHP) để sản xuất côn trùng với ấn phẩm dự kiến ra mắt ​​vào tháng 2. Nó bao gồm tất cả các bước sản xuất từ việc ăn, sinh sản, giết và chế biến côn trùng. Ngoài ra việc lưu trữ, vận chuyển, giao sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng cũng được đề cập.

Tài liệu nêu ra nhằm mục tiêu giúp các nhà sản xuất côn trùng có trụ sở tại EU áp dụng luật an toàn thực phẩm và thức ăn, đồng thời khuyến khích họ phát triển một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả.

Các khía cạnh an toàn thực phẩm cần tính đến như chu kỳ sinh sản, loại bỏ phân và côn trùng chết và thường xuyên thay đổi thức ăn, nước của côn trùng. Bước làm nóng như chần, đun sôi hoặc đưa vào lò sấy được khuyến cáo giúp giảm mầm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường và các mặt hàng phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời các tác nhân gây bệnh như Salmonella và Listeria monocytogenes, theo thông tư.

Vấn đề xem xét số lượng tác nhân gây bệnh có thể phát triển trong các loại côn trùng sấy khô hoặc đông lạnh trong thời hạn sử dụng cũng cần phải được tính đến. Bao bì của sản phẩm có nguồn gốc từ côn trùng cũng phải nêu ra cảnh báo.

Thông tư của Cơ quan Liên bang về An toàn Chuỗi thực phẩm (FASFC) ở Bỉ đã cho phép tiếp thị về 10 loài côn trùng sau khi chính sách sửa đổi vào tháng 11 năm ngoái.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn