Ghép mắt lợn cho người

10:28 | 21/02/2017;
Để giải quyết tình trạng khan hiếm giác mạc, Trung Quốc đã thử nghiệm ghép mắt lợn cho bệnh nhân mất thị lực với tỉ lệ thành công đạt 95%.

Hiện tại, suy nghĩ hiến tạng người sau khi chết vẫn chưa phổ biến ở Trung Quốc và nhiều nước Á Đông khác. Bởi theo truyền thống, sau khi chết thi hài phải được nguyên vẹn. Tuy nhiên, với khoảng 4 triệu người dân gặp vấn đề về giác mạc, nhu cầu vượt xa lượng tạng có sẵn, hiện Trung Quốc đã tiến hành 400 ca ghép giác mạc lợn cho người với tỷ lệ thành công đạt tới 95%.

"Chúng tôi thử rất nhiều lần", Zheng Kang Shao, giám đốc điều hành công ty Y học Tái sinh Trung Quốc tiên phong thực hiện kỹ thuật ghép mắt lợn, nói. "Cuối cùng, chúng tôi kết luận giác mạc lợn rất giống với con người".

heo-shutterstock_dxvv.jpg
Giác mạc lợn rất giống giác mạc người

Theo CBS News, hiến tạng vẫn chưa phổ biến ở Trung Quốc. Như truyền thống, thi hài phải được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên, với khoảng 4 triệu người dân gặp vấn đề về giác mạc, nhu cầu vượt xa lượng tạng có sẵn. Hiện Trung Quốc đã tiến hành 400 ca ghép giác mạc lợn cho người với tỷ lệ thành công đạt 95%. 

Bác sĩ Weiyun Shi, một chuyên gia ghép mắt tiết lộ đội ngũ y tế thường không thông báo cho bệnh nhân rằng họ sắp nhận giác mạc lợn. "Chúng tôi bảo đó là sản phẩm do kỹ sư thiết kế", ông chia sẻ. "Nếu nghe sự thật, có những người từ chối nhưng cũng có những người không quan tâm mà chỉ cần khỏe lại".

554_diaz-pig-eye-transplants-4-201-2277-2054-1487556889.jpg
Công nhân xây dựng Li Ping được ghép giác mạc lợn
Công nhân xây dựng Li Ping là một trong số bệnh nhân đầu tiên được ghép giác mạc lợn. Bị mù mắt trái và không thể làm việc nuôi gia đình, anh quyết định chi 6.000 USD (khoảng 135 triệu đồng) phẫu thuật mà không biết mình sẽ mang một phần của lợn tới khi bác sĩ kể. "Tôi phải cảm thấy thế nào bây giờ?", Li Ping bày tỏ, "Nhưng thế còn tốt hơn việc không thể nhìn thấy gì".

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn