Các cấp Hội trong huyện còn hỗ trợ xây dựng các mô hình Hợp tác xã, Tổ phụ nữ hợp tác liên kết phát triển kinh tế… Trong năm 2021, Hội giới thiệu 12 ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp trong đó 2 ý tưởng được thẩm định làm hồ sơ tiếp cận vốn vay 1,4 tỷ đồng, nâng tổng số dự án khởi nghiệp của phụ nữ lên 17 dự án với số vốn được vay đạt hơn 13,6 tỷ đồng.
Năm 2021, các cấp Hội LHPN huyện đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện và huy động các nguồn vốn đạt gần 160 tỷ cho 4.955 hộ vay (tăng hơn 18 tỷ đồng so năm 2020), thành lập và duy trì 6 hợp tác xã sản xuất và dịch vụ thương mại nông nghiệp với hơn 60 thành viên.
Ngoài ra, các cấp hội tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực như: sinh hoạt câu lạc bộ; tổ chức gặp mặt, giao lưu, tọa đàm, diễn đàn, hội thi, nói chuyện chuyên đề; tổ chức các hoạt động về nguồn... thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia. 100% cơ sở Hội lựa chọn ít nhất một loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để vận động hội viên tham gia như: Câu lạc bộ (CLB) phụ nữ với pháp luật, CLB phụ nữ phòng chống tội phạm, CLB văn hóa văn nghệ, CLB hát quan họ; CLB bóng chuyền hơi, các môn thể thao cầu lông, yoga, khiêu vũ… giúp chị em chia sẻ, thấu hiểu, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong đời sống vật chất và tinh thần.
Bà Trần Thị Hoa, Chủ tịch HPN huyện Gia Bình cho biết: “Các hoạt động, giải pháp thiết thực đã thu hút đông đảo phụ nữ đăng ký tham gia tổ chức Hội. Năm 2021, các cấp hội kết nạp 191 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn huyện đạt hơn 91% (tăng 0,7% so với 2020). Tăng số lượng đồng nghĩa với nhiều hoạt động, phong trào của Hội được triển khai đồng bộ, lan tỏa rộng khắp. Điều đó, không chỉ góp phần xây dựng tổ chức Hội LHPN huyện vững mạnh còn giúp cấp ủy, chính quyền giữ vững, nâng cao các tiêu chí của xã nông thôn mới.
Ngày 23/11, xã Song Giang, huyện Gia Bình có Quyết định phong tỏa toàn xã để phòng, chống dịch Covid-19. Cũng từ đó, Bếp cơm mùa dịch của Hội LHPN xã chính thức đi vào hoạt động nhằm chia sẻ một phần khó khăn cho các lực lượng tuyến đầu làm nhiệm vụ chống dịch. Nguồn lương thực, thực phẩm của "Bếp cơm” chủ yếu được cán bộ, hội viên phụ nữ ủng hộ và từ nguồn xã hội hóa của các nhà hảo tâm. Nhiều người đã hỗ trợ Bếp cơm tiền mặt và các nhu yếu phẩm như: gạo, rau, củ, quả, cá, trứng, nước mắm, dầu ăn…
Mỗi ngày, “Bếp cơm” nấu 3 bữa: sáng từ 40-50 suất, trưa 70-80 suất, tối 60-70 suất. Sau một tuần hoạt động “Bếp cơm mùa dịch” đã nấu gần 1.300 suất ăn với số tiền gần 40 triệu đồng. Tham gia nấu ăn tại đây, mỗi ngày có từ 10-15 hội viên phụ nữ trực tiếp đứng bếp và một đội thanh niên tình nguyện tham gia vận chuyển các suất ăn, nước uống đến nơi tuyến đầu chống dịch. Công việc tuy vất vất vả, song mọi người đều vui vẻ, động viên nhau cố gắng chung tay cùng toàn xã chống dịch.
Mặc dù là “Bếp ăn” tạm thời nhưng khu vực bếp luôn được các chị sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ và những suất ăn được chăm chút cẩn thận từng công đoạn, từ khâu nấu nướng, đóng hộp. Trong quá trình chế biến, vận chuyển, hội viên của “Bếp cơm” luôn thực hiện nghiêm túc thông điệp "5K" của Bộ Y tế và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc vì được góp công sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương. Đây cũng là ý thức trách nhiệm với cộng đồng của các cấp Hội LHPN trên địa bàn huyện Gia Bình, tiếp thêm sức mạnh cùng địa phương vượt qua đại dịch.
Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Gia Bình thường xuyên đa dạng hóa các hình thức hoạt động nhằm thu hút, tập hợp hội viên. Nội dung, phương thức hoạt động Hội được đổi mới theo hướng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên.
Nổi bật là công tác an sinh xã hội, giúp đỡ phụ nữ nghèo, hộ gia đình chính sách, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm, các cấp Hội đẩy mạnh chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ yếu thế huyện Gia Bình”, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ, các nhà hảo tâm và nhân dân ủng hộ số tiền hơn 136 triệu đồng hỗ trợ 194 phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng 66 thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ khó khăn, phụ nữ làm công tác thu gom rác thải trị giá hơn 50 triệu đồng. Từ phong trào “Hũ gạo tình thương”, “Hũ gạo tiết kiệm” đã hỗ trợ 404 lượt hội viên, trẻ em nghèo với số gạo tặng 6.7 tấn.
Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, thấu hiểu vất vả, khó khăn của lực lượng tuyến đầu chống dịch, Hội LHPN huyện chỉ đạo thành lập bếp cơm mùa dịch với 31 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia. Bếp duy trì nấu và phát miễn phí trong khoảng 2,5 tháng và vận động các doanh nghiệp, cơ quan, nhà hảo tâm ủng hộ bếp với số tiền hơn 525 triệu đồng.
* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn