Gia vị và thảo mộc hỗ trợ chống ung thư

22:55 | 09/04/2016;
Các loại thảo mộc và gia vị tự nhiên như gừng, ớt hay tỏi chính là những thần dược hỗ trợ tích cực cho quá trình phòng tránh cũng như chống lại căn bệnh ung thư quái ác.

Từ lâu, các loại gia vị và thảo dược tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế, chẳng hạn như để đối phó các vấn đề về hô hấp hay tiêu hóa. Mặc dù, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho thấy những lợi ích trực tiếp của các loại gia vị và thảo mộc trong việc phòng tránh và chống lại ung thư. Vậy nhưng, những lợi ích gián tiếp của chúng có thể được nhận ra một cách dễ dàng.

Một trong những hiệu quả dễ nhận thấy chính là chúng tạo ra những hương vị độc đáo. Khi mắc ung thư, người bệnh thường có cảm giác ăn không ngon miệng và hương vị thường không đúng ý. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân không mong muốn và không thể đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, thêm các loại gia vị và thảo mộc vào món ăn sẽ giúp kích thích vị giác của người bệnh và khôi phục cảm giác ngon miệng.

Gừng

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu.jpg

Gừng từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong y học dân gian để điều trị nhiều bệnh như bệnh táo bón. Gừng có thể sử dụng tươi hoặc ở dạng bột hay kẹo. Mặc dù hương vị của gừng tươi và gừng bột có chút khác nhau, nhưng chúng có thể thay thế cho nhau trong các công thức nấu ăn. Bạn có thể thay thế 1/8 thìa cà phê bột gừng bằng 1 thìa canh gừng tươi hoặc ngược lại. Ngoài khả năng như một loại thuốc chống buồn nôn, gừng có thể trở thành một cách “chữa cháy” nhanh chóng cho những cơn nôn nao trong dạ dày của bạn.

Lá hương thảo

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu-1.jpg

Hương thảo là một loại thảo mộc ở vùng Địa Trung Hải có tác công dụng chống oxy hóa cực tốt. Bởi vì xuất xứ nên bạn sẽ thường thấy nó xuất hiện trong các công thức nấu ăn của các quốc gia Địa Trung Hải, đặc biệt là nước Ý. Bạn có thể sử dụng nó trong các món súp, nước sốt cà chua, bánh mỳ và các thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt bò, thịt cừu. Lá hương thảo có tác dụng giải độc, đối phó với chứng chán ăn, khó tiêu, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. 3 tách trà hương thảo mỗi ngày là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết các vấn đề này.

Nghệ

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu-2.jpg

Nghệ là một loại thảo dược thuộc họ gừng. Đây là thành phần không thể thiếu trong các món cà ri vàng. Nó có mùi vị rất đặc trưng. Nghệ chứa hợp chất Curcumin có tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của tế bào ung thư. Một số chiết xuất từ củ nghệ đã được nghiên cứu và cho thấy có thể ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư da. Mặc dù vậy nhưng những nghiên cứu này vẫn chỉ dừng lại trên các thực thể thí nghiệm là động vật.

Ớt đỏ

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu-3.jpg

Ớt đỏ chứa hợp chất Caspsaicin có tính năng giảm đau. Khi chất này được bôi lên da, nó sẽ hình thành một hóa chất khác tên là chất P, sẽ giúp giảm dần các cơn đau. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn sát ớt lên vết thương của mình. Ớt cần phải được xử lý rất cẩn thận bởi vì chúng có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau mà muốn sử dụng ớt hãy hỏi bác sỹ để có lời khuyên tốt nhất. Thay vào đó, bạn có thể nghĩ đến những loại kem cũng có chứa chất Caspsaicin sẽ có tác dụng giảm đau cho những người vừa trải qua phẫu thuật ung thư.

Ngoài ra, ớt còn có tác dụng chữa chứng khó tiêu. Nghe có vẻ ngược đời, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một lượng nhỏ ớt cayenne có thể làm giảm chứng khó tiêu.

Tỏi

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu-4.jpg

Tỏi cùng họ với hẹ, tỏi tây, hành tây hay hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và là nguồn cung cấp các chất có lợi cho sức khỏe bao gồm: arginine, oligosaccharides, flavonoids và selen dồi dào. Đặc biệt tỏi có chứa hợp chất allicin, đây cũng là hợp chất khiến tỏi có mùi rất đặc trưng và chất này chỉ sinh ra khi tỏi bị cắt nhỏ hoặc đập dập.

Một số nghiên cứu cho thấy ăn tỏi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy và ung thư vú. Tỏi có thể chống lại và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư thông qua nhiều cơ chế, chẳng hạn bằng cách ức chế nhiễm trùng do vi khuẩn, thúc đẩy các DNA và gây chết tế bào. Tỏi còn hỗ trợ cai nghiên, hệ miễn dịch và giảm huyết áp.

Bạc hà cay

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu-5.jpg

Bạc hà cay được tạo ra bởi phép lai chéo giữa húng lủi và bạc hà. Nó đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay như một phương pháp để hỗ trợ tiêu hóa: giảm đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Nó có tác dụng hỗ trợ chữa trị các triệu chứng như ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, bạc hà cay còn giúp là dịu dạ dày, cải thiện mật, tạo điều kiện cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn.

Nếu các liệu pháp điều trị ung thư khiến người bệnh bị đau bụng thì nên uống một tách trà bạc hà. Bạc hà cay còn có công dụng làm dịu những cơn đau cổ họng hay loét miệng do điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Hoa cúc La Mã (Hoa cúc chamomile)

7-gia-vi-v-thao-moc-tot-cho-nguoi-bi-ung-thu-6.jpg

Cũng như các loại thỏa dược trên, hoa cúc La Mã được sử dụng như một phương thuốc chữa các vấn đề về giấc ngủ. Nước xúc miệng bằng trà hoa cúc La Mã để nguội cũng có tác dụng làm dịu các cơn đau loét miệng do xạ trị và hóa trị. Trà hoa cúc La Mã cũng có công dụng đối phó với các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, thư giãn các cơ trơn ở đường ruột.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn