Nhà đầu tư nổi tiếng Charlie Munger có một thói quen: Dù bận rộn đến đâu, ông cũng dành thời gian ngồi quây quần ăn tối cùng gia đình. Ông cho rằng, tại bản ăn mọi người có thể chia sẻ những điều thú vị khác nhau trong cuộc sống đồng thời làm tăng thêm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Trong một cuộc họp cổ đông Berkshire Hathaway Charlie Munger đã từng nói:
"Tôi là người theo tư tưởng Khổng Tử ở Hoa Kỳ. Tất cả chúng tôi đều là những người luôn hướng về gia đình".
Đối với một người có tầm nhìn xa, bất kỳ khoản đầu tư lớn nào cũng không bằng đầu tư vào gia đình.
Đầu tư vào hạnh phúc bằng sự chân thành
Đại học Harvard có một công trình nghiên cứu rất nổi tiếng kéo dài 76 năm và theo dõi cuộc sống của 268 người để tìm ra kết luận: Yếu tố quan trọng nhất của một cuộc sống hạnh phúc không phải là sự giàu có hay nổi tiếng mà là một người bạn đời lý tưởng.
Trong cuộc đời mỗi người, hôn nhân luôn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cuộc sống. Câu chuyện về cuộc hôn nhân của tài tử Lương Gia Huy và người vợ Giang Gia Niên là một ví dụ điển hình.
Thời điểm khi Lương Gia Huy còn là một diễn viên nghèo không có tương lai. Vì thu nhập thấp, anh không có khả năng đưa Giang Gia Niên hẹn hò ở những nơi sang trọng mà chỉ thường tới nhà đánh cờ. Một lần sinh nhật bạn gái, anh quyết định mời cô đi uống cà phê ở một nhà hàng cao cấp. Lúc thanh toán, anh bất ngờ vì giá khá rẻ và người bán nói với anh rằng có khuyến mãi giảm giá 50% cho cà phê. Từ đó, đôi trẻ thường hẹn hò ở quán này. Không những vậy, Lương Gia Huy giới thiệu bạn bè tới đó.
Kết quả là những người bạn của anh phàn nàn giá cả ở quán cà phê này quá đắt đỏ chứ không rẻ như Lương Gia Huy nói. Thấy kỳ lạ, anh tới gặp nhân viên phục vụ để hỏi tại sao giá của anh và bạn lại chênh lệch. Nhân viên này kể rằng Giang Gia Niên dặn mỗi lần Lương Gia Huy tới, chỉ tính một nửa số tiền theo biên lai. Nửa còn lại cô sẽ trả. Các nhân viên phục vụ ở đây còn đặt biệt danh cho Lương Gia Huy là “Lương giảm giá 50%”.
Khi biết được chuyện này, Lương Gia Huy vô cùng cảm động và thầm thề sẽ không bao giờ để Giang Gia Niên thất vọng trong phần đời còn lại.
Trong 30 năm sau khi kết hôn, Lương Gia Huy ngày càng nổi tiếng, anh đã giành được 4 giải thưởng cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
Giang Gia Niên thì không may mắn, cô bị bạo bệnh sau khi sinh hai cô con gái. Vì uống nhiều các loại thuốc nên thân hình cô xuống sắc trầm trọng, cô bị truyền thông ví von là "bà cô béo phì".
Nhưng Lương Gia Huy luôn khẳng định với giới truyền thông: "Phụ nữ dù đẹp đến đâu trong mắt tôi cũng không hấp dẫn bằng vợ tôi".
Trên đường đời, chỉ có người bạn đời của bạn mới đồng hành cùng bạn đi hết nửa chặng đường còn lại. Đối xử tốt với người bạn đời của bạn với một trái tim chân thành và không thay đổi sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc cả đời.
Kể từ thời Ngũ Đại Thập Quốc, dòng họ Càn Long đã được tôn vinh là “dòng họ nổi tiếng ngàn đời, là dòng họ đứng đầu Chiết Giang”. Và tất cả điều này xuất phát từ "Hướng dẫn gia đình nhà Tiền" do Tiền Lưu sáng lập.
Vào thời điểm đó, nhà Tiền đã lập được nhiều thành tựu to lớn. Những người khác chắc hẳn vui mừng khôn xiết khi có được nhiều thành tựu, nhưng Tiền Lưu lại lo lắng đến mức không ngủ được.
Bởi vì từ thời nhà Hán, những gia tộc nắm được nhiều quyền thế đều có khuynh hướng kiêu căng ngạo mạn, kết quả cuối cùng lại đi đến diệt vong.
Để tránh trường hợp đó xảy ra, Tiền Lưu cho rằng "muốn xây dựng gia đình tốt thì phải có nề nếp", vì vậy ông đã tạo ra cuốn "Hướng dẫn gia đình nhà Tiền" để đặt ra các tiêu chuẩn về tu dưỡng bản thân, quản lý gia đình.
Mọi đứa trẻ trong gia đình đều phải đọc thuộc lòng "Hướng dẫn gia đình nhà Tiền" từ khi còn nhỏ. Chính vì điều này mà gia đình Tiền Lưu ngày càng có nhiều nhân tài và vượng khí cũng ngày càng nhiều.
Có câu nói rằng “Nếu bạn không sẵn sàng đặt ra các quy tắc cho con mình, thì sẽ có người dạy cho chúng một bài học”.
Nếu không xây dựng được phép tắc, gia phong thì ngay cả gia đình thịnh vượng nhất cũng sẽ thất bại. Gia đình là trường học đầu tiên của con người trong cuộc sống.
Vào thời nhà Tống, Phạm Trọng Yêm (nhà văn, tướng lĩnh và nhà chính trị thời Bắc Tống) đã từng tự mình viết “Sách dạy mọi nhà” với mong muốn thế hệ tương lai sẽ ngày càng tốt hơn.
Một lần, Phạm Trọng Yêm yêu cầu con trai thứ hai của mình là Phạm Thuần Nhân giao lúa mì.
Trên đường đi, Phạm Thuần Nhân gặp Thạch Mạn Khanh, một người quen và được biết anh ta đang trên đường về dự đám tang của một người họ hàng và không có tiền về quê nên Phạm Thuần Nhân đã cho anh ta toàn bộ số lúa mì của mình để anh ta có tiền về quê.
Khi trở về nhà, Phạm Thuần Nhân không dám nhắc đến chuyện đã xảy ra. Phạm Trọng Yêm hỏi con mình về trải nghiệm của anh ấy trên đường và Phạm Thuần Nhân trả lời: "Con đã gặp Thạch Mạn Khanh, anh ấy không có tiền để về quê dự đám tang của người thân”.
Phạm Trọng Yêm lập tức nói: "Tại sao con không đưa cho anh ta toàn bộ lúa mì trên thuyền?" Phạm Thuần Nhân trả lời: "Con đã đưa nó cho anh ấy rồi." Phạm Trọng Yêm đã rất vui sau khi nghe điều này.
Sự rực rỡ của một gia đình không thể thiếu đi sự nuôi dưỡng của đạo đức.
Vì Phạm Trọng Yêm yêu cầu gia đình tu thân, tích đức và làm việc thiện nên từ thời nhà Tống đến cuối nhà Thanh, gia tộc Phạm đã thịnh vượng và phát triển trong 800 năm.
Theo Aboluowang
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn