Chiến thắng của đội tuyển Argentina trong trận chung kết World Cup ngày hôm qua đã khiến nhiều fan hâm mộ "tâm phục khẩu phục". Đối với những người yêu bóng đá, trận chung kết xứng đáng là một trận đấu đáng mong chờ nhất sau 4 năm. Trên thực tế, ở quốc gia này, môn "thể thao vua" đã trở thành một bộ môn trong trường học.
Argentina là quốc gia có diện tích lớn thứ 8 trên thế giới và lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Sở hữu tổng diện tích là 2.766.891 km², Argentina lớn thứ 2 ở Trung Mỹ chỉ xếp sau Brazil. Nền kinh tế của nước này cũng đứng thứ 2 ở khu vực, sau Brazil.
Tỉ lệ người biết đọc, viết cao
Người dân Argentina được thừa hưởng một nền giáo dục tốt. Tỉ lệ người dân biết đọc và biết viết ngang bằng các nước phát triển. Năm 2021, con số này đạt 99,51%. Từ những nghiên cứu của giới chuyên gia cho thấy kỹ năng đọc của người Argentina cao hơn 12% so với trung bình toàn cầu.
Giáo dục miễn phí
Ở Argentina, hệ thống giáo dục công lập hoàn toàn miễn phí, bao gồm: mầm non, tiểu học, trung học, đại học. Chương trình thạc sĩ, tiến sĩ tự chi trả.
Kỳ nghỉ hè ngắn
Một năm học ở quốc gia này kéo dài khoảng 200 ngày, từ tháng 3 đến tháng 12. Học sinh được nghỉ 2 tuần trong tháng 7 và các ngày lễ quốc gia như Lễ Phục sinh. Kì nghỉ hè ngắn được Hiệp hội Nghiên cứu về hiệu quả giáo dục đánh giá hiệu quả vì có thể tránh cho học sinh quên hết kiến thức.
Thời gian học ngắn
Ở những nước lớn như Mỹ, thời gian học mỗi ngày của học sinh là 6,5 tiếng hay ở Trung Quốc, thời gian học là 7,5 tiếng/ngày, bắt đầu từ 7h30 sáng đến 5h chiều, 2 tiếng nghỉ trưa. Còn tại Argentina, các trường tiểu học công lập hoạt động 4,5 tiếng/ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 dành cho các hoạt động ngoại khóa.
Thành tựu khoa học
Năm 1947, Bernardo Alberto Houssay đã đạt giải Noel sinh học. Luis Federico Leloir đạt giải Nobel Hóa học năm 1987. Sau đó là bà Araceli Mouján Otaño, một nhà toán học đi tiên phong về nghiên cứu vật lý hạt nhân. Năm 1957- 1960, người phụ nữ này gia nhập Ủy ban Năng lượng nguyên tử quốc gia và xây dựng lò phản ứng hạt nhân dân sự. Điều này chứng tỏ Argentina có khả năng chế tạo được vũ khí hạt nhân nhưng không làm.
Bóng đá trở thành môn học
Ông Alexander Watson Hutton, giáo viên người Scotland, là người đầu tiên đưa bóng đá trở thành một bộ môn trong các tiết thể dục ở các trường học Argentina vào thế kỷ 19. Đây cũng là một bộ môn được ưa chuộng ở nhiều quốc gia Nam Mỹ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn