Giúp cô dâu Việt hòa nhập cộng đồng Hàn Quốc

07:09 | 25/10/2017;
Hiện nay, số phụ nữ trong gia đình đa văn hóa gốc Việt tại Hàn Quốc là hơn 62 ngàn người. Làm thế nào để những cô dâu ngoại đến Hàn và sau đó là con cái của họ có thể sống hòa hợp?

Tại Hàn Quốc, tình trạng “nhập khẩu” cô dâu được cho là có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nó được bắt nguồn từ việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hàn (116 nam/100 nữ). Tiếp theo, là do sở thích của phụ nữ Hàn Quốc hiện đại ngày càng cần tự do, muốn khẳng định mình thông qua nghề nghiệp dẫn đến hệ quả là việc giảm số phụ nữ mong muốn kết hôn.

Trong khi đó những giá trị truyền thống của nam giới Hàn Quốc vẫn được nhấn mạnh là “trách nhiệm lập gia đình, sinh con và trợ cấp cho cha mẹ”… Một số nam giới Hàn Quốc do bất lợi về hình thức, kinh tế hoặc địa vị xã hội khiến họ không thể tìm được những phụ nữ Hàn Quốc như mong muốn. Thông qua những người môi giới hôn nhân, những mạng lưới xã hội, họ đã hướng sự chú ý tới phụ nữ Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. 

Theo số liệu công bố tháng 11/2016,  tại Hàn Quốc có hơn 1.711.000 người nước ngoài sinh sống, chiếm 3,4% tổng dân số.  Trong số đó người Việt Nam là 143.394, chiếm 8.38%, so với 5 năm trước thì tăng 33%. Trong số này, số phụ nữ trong gia đình đa văn hóa gốc Việt là hơn 62 ngàn người.

Trong tình hình phụ nữ nước ngoài đang gia tăng tại Hàn Quốc, làm sao để các cô dâu Việt và sau đó là con cái của họ hiểu được văn hóa của họ, tiếp nhận những điểm tích cực trong văn hóa của họ, giảm bớt những chênh lệch về văn hóa để giảm thiểu những bất đồng văn hóa với nhau, để tạo nên một văn hóa Hàn Quốc mới? Vấn đề này rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển văn hóa Hàn Quốc.

Từ năm 2005, Chính phủ Hàn Quốc điều tra và có những nghiên cứu về vấn đề cô dâu nước ngoài.

Từ 2006, một số cơ quan phối hợp và chuẩn bị các phương án tổng hợp giành cho người nước ngoài cư trú và cô dâu nước ngoài. Có chính sách hỗ trợ thống nhất xã hội cho các gia đình có cô dâu nước ngoài.

Năm 2007 lập luật có nội dung quản lý nghề môi giới hôn nhân quốc tế.  Áp dụng chế độ phỏng vấn visa trước ở cơ quan ngoại giao nước ngoài ở những nước chủ yếu. Thành lập thêm các nơi chuyên phục vụ cho người nước ngoài và giảm bớt trách nhiệm chứng minh hôn nhân thất bại. Thể hiện trên sách giáo khoa trong chương trình giảng dạy các yếu tố đa văn hóa, tăng cường vai trò của giáo viên, sau khi phân tích sách giáo khoa, sửa lại yếu tố phân biệt chủng tộc. Chỉ định người phụ trách đào tạo đa văn hóa ở từng Sở giáo dục....

Thành lập các Trung tâm hỗ trợ gia đình Đa văn hóa ở các quận trong toàn quốc nhằm cung cấp miễn phí cho những người di cư kết hôn sự giáo dục trong nền tảng lịch sử và những nghi thức truyền thống Hàn Quốc trong hôn nhân và trong những dịch vụ chỉ dẫn chăm sóc con cái, dạy tiếng Hàn, hỗ trợ pháp lý, dạy nấu ăn, dạy yoga, dạy lái xe, đào tạo vi tính, hỗ trợ cấp chứng chỉ - tìm việc, tư vấn hôn nhân gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình, chăm sóc trẻ khi mẹ đến học tại Trung tâm, xây dựng dự án đón tiếp mẹ đẻ…

*Một số hoạt động hỗ trợ cô dâu Việt tại Trung tâm gia đình Đa Văn hóa quận Dalseogu, TP Daegu – nơi đang có trên 1.000 cô dâu Việt đang sinh sống.

5.jpg
Hỗ trợ tư vấn thủ tục pháp lý: Tư vấn hôn nhân, ly hôn, mâu thuẫn, bạo lực gia đình, thủ tục hành chính... 
6.jpg
Dạy tiếng Hàn Quốc mỗi tuần 2 buổi (mỗi buổi 2 tiếng) và phân phát giáo trình tiếng Hàn sơ cấp, dạy nấu ăn Hàn Quốc, dạy về văn hóa Hàn Quốc…
8.jpg

 10.jpg

Phòng chăm sóc trẻ em: Hỗ trợ trông, nuôi dạy trẻ khi mẹ đến học tại trung tâm, có phòng trẻ em riêng với những nhân viên xã hội chăm sóc...

 

9.jpg

 

img_08091.JPG
Tờ rơi cung cấp thông tin về các hoạt động, chương trình của Trung tâm hỗ trợ cô dâu nước ngoài...

 * Sơ đồ Tổ chức Trung tâm hỗ trợ gia đình Đa văn hóa huyện Yeongdeok ở Gyeongsangbuk-do (có phiên âm bằng tiếng Việt tạo thuận lợi cho các cô dâu Việt khi mới sang dễ đọc, dễ nhận biết). 

img_08111.JPG

 img_0815.JPG

Báo Phụ nữ Việt Nam và tờ rơi thông tin về trang “Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài” đã có mặt tại Trung tâm hỗ trợ gia đình Đa văn hóa huyện Yeongdeok (Gyeongsangbuk-do). Tại huyện này, tính đến giữa năm 2017 có 106 cô dâu Việt đang sinh sống, làm việc…

(Đón đọc bài sau: Cô dâu Việt trên đất Hàn và gánh nặng hai vai)
 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn