Khi được chẩn đoán mắc bệnh COPD, có rất nhiều đều người bệnh phải thay đổi trong lối sống để có được hiệu quả cao trong điều trị. Khó khăn nhất trong những điều chỉnh đó co lẽ là chế độ ăn uống, cả về loại thức ăn lẫn số lượng calo nạp vào. Đó là lí do bác sĩ cần đưa ra một thực đơn tốt cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh nhân COPD có thể cần năng lượng calo cao gấp 10 lần so với bệnh nhân của những căn bệnh khác để có thể hoàn thành mọi sinh hoạt mỗi ngày. Thế nhưng người mắc bệnh COPD lại phải cực kỳ thận trọng với những gì họ ăn vì nó có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tổng quát.
>> Tham khảo thêm: Nguyên tắc ăn uống mà bệnh nhân COPD bắt buộc phải nhớ
Có thể sẽ rất khó khăn khi thay đổi thói quen sinh hoạt lẫn ăn uống nhưng bệnh nhân COPD phải tập tránh xa các loại nước ngọt có đường, đồ uống chứa nhiều caffein. Các loại đồ uống này sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ cũng như khiến bạn ngủ không ngon.
Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt cũng không mang đến nhiều giá trị về dinh dưỡng. Mặc khác, chúng còn gây nên tình trạng tăng cân khiến người bệnh đối diện với nhiều biến chứng xấu về sức khỏe.
Vì vậy cần có một thực đơn tốt cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính, trong đó sẽ có những món ăn ngon và tốt cho bệnh COPD mà người bệnh có thể tự làm tại nhà. Dưới đây là một gợi ý cho bệnh nhận có được 1 bữa trưa, bữa sáng, bữa tối lành mạnh:
Bữa ăn | Món ăn gợi ý |
---|---|
Bữa sáng | Sinh tố việt quất |
Bữa phụ | Trứng luộc và rau |
Bữa trưa | Ức gà nướng, salad và khoai tây (có thể thay khoai tây bằng cơm gạo lứt |
Bữa phụ | Hỗn hợp các loại hạt (hạnh nhân, mắc ca…) |
Bữa tối | Bít tết sốt cà chua với cơm gạo lứt |
Tráng miệng | Sữa chua Hy Lạp kết hợp với các loại trái cây ít đường |
Thực đơn tốt cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính phải đảm bảo được về chất dinh dưỡng lẫn độ tiện lợi trong việc chế biến. Người bệnh COPD cần bổ sung nhiều loại vitamin có lợi cho phổi cũng như các chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm.
Dưới đây là một số công thức nấu các món ăn cho 1 ngày hoàn hảo của bệnh nhân COPD:
Chuẩn bị:
1 cốc nước ép táo tươi
1 quả chuối chín
1 chén nhỏ quả việt quất đông lạnh
1/2 chén quả mâm xôi đông lạnh
1/4 chén quả óc chó tươi
Cách thực hiện:
Cho nước ép táo, chuối, việt quất, mâm xôi và quả óc chó vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi thành hỗn hợp sánh mịn. Công thức này cho ra khoảng hơn 2 ly sinh tố, hãy dùng cho bữa sáng.
Nếu sau ăn sáng 2 tiếng, bạn cảm thấy đói thì có thể ăn thêm một ít trứng luộc với salad.
Chuẩn bị:
100gr ức gà đã lọc bỏ da và xương
1 ít bơ lạt
1 quả chanh
Gia vị: Muối, tiêu đen, bột ớt, bột tỏi, bột hành tây, rau mùi khô.
Gạo lứt (số lượng vừa đủ ăn)
Thực hiện:
Tiến hành ướp ức gà với muối, tiêu đen, bột hành tây, tỏi, rau mùi khô và bột ớt nếu bạn có thể ăn cay. Ướp trong khoảng 20 phút cho gà thấm đều gia vị. Lưu ý hạn chế muối bởi gia vị này không có lợi cho bệnh nhân COPD nếu ăn quá nhiều.
Tiếp theo, cho gà vào chảo nóng có chứa bơ lạt đã nóng. Áp chảo đều hai mặt cho đến khi gà chín hẳn. Thông thường công đoạn này mất khoảng 6-8 phút.
Cho gà ra đĩa và rưới nước sốt bao gồm nước cốt chanh và bột tỏi lên là được. Món ăn này có thể ăn kèm với khoai tây nghiền hoặc cơm gạo lứt cũng rất ngon miệng.
Chuẩn bị:
1 miếng thịt bò có độ dày vừa (nên dùng loại bò chuyên dùng cho món bít tết)
1 muỗng bột tiêu
2 nhánh tỏi đập dập
1 muỗng canh bơ
2 trái ớt xanh cắt thành dải
1 chén hành tây cắt múi cau vừa ăn
2 trái cà chua lớn, thái hạt lựu
1 chén nước dùng bò
1/4 cốc nước
2 muỗng canh bột ngô
2 muỗng canh nước tương
Gạo lứt nấu vừa đủ ăn
Hướng dẫn thực hiện:
Cắt thịt bò thành các dải mỏng, sau đó rắc bột tiêu lên trên cho đến khi các nguyên liệu khác chuẩn bị xong.
Tiếp theo, cho phần thịt bò và tỏi vào chảo bơ đã đun nóng, trở đều các mặt miếng thịt trên bếp lửa nhiệt độ vừa phải. Bước tiếp theo cho hành tây và ớt chuông vào nấu cho đến khi phần thịt chín vàng.
Công đoạn nấu nước sốt vô cùng đơn giản, bạn hãy cho cà chua vào nấu với nước dùng trong 15 phút. Sau đó, cho thêm chút nước tương và bột ngô đã hòa với nước. Khi có được hỗn hợp nước sốt sền sệt thì cho đổ lên phần bít tết vừa dọn ra đĩa là được.
Món bít tết cung cấp protein từ thịt bò cùng vitamin từ các loại rau quả ăn kèm, rất tốt cho người bệnh COPD.
Ngoài ra, một thực đơn tốt cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không thể thiếu các loại hạt như hạnh nhân, mắc ca, hạt điều… Bạn có thể ăn cùng với sữa chua ít béo ít đường cho bữa tráng miệng.
Bệnh nhân nên tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng, họ sẽ cho bạn các gợi ý cụ thể hơn về những nhóm thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh của mỗi cá nhân.
Nguồn dịch:
1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/copd-diet#meal-plan
2. https://www.1stclassmed.com/blog/copd-friendly-recipes-for-each-meal-of-the-day
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn