Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, sau khi xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc rượu. UBND TP Hà Nội đã liên tiếp có chỉ đạo liên quan đến phòng chống ngộ độc methanol. Băt đầu từ hôm nay (16/3), các đoàn sẽ ra quân kiểm tra thị trường rượu. Các sở, ngành của thành phố lập 10 đoàn kiểm tra; các quận/huyện cũng tổ chức 10 đoàn kiểm tra liên ngành. Việc thanh, kiểm tra rượu cũng áp dụng giống như kiểm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai thời gian qua.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra kinh doanh rượu tại quán ăn |
Đợt ra quân kiểm tra rượu độc sẽ được làm quyết liệt, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chỉ ra quân tập trung cao điểm trong những ngày đầu. Ngoài việc kiểm tra những cơ sở kinh doanh, sản xuất rượu thủ công, nhỏ lẻ, còn phải tăng cường quản lý các nhà máy sản xuất rượu, cơ sở sản xuất có truyền thống.
Qua kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở bán rượu không rõ nguồn gốc, nhãn mác, các đoàn kiểm tra sẽ phải tịch thu hết, gửi mẫu về Sở Y tế kiểm nghiệm.
Qua kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở bán rượu không rõ nguồn gốc, nhãn mác, các đoàn kiểm tra sẽ phải tịch thu hết, gửi mẫu về Sở Y tế kiểm nghiệm.
Chỉ riêng TP Hà Nội, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã tiến hành xét nghiệm nhanh 429 mẫu rượu, trong đó lấy 46 mẫu xét nghiệm tại Labo và kết quả có 5 mẫu vượt giới hạn cho phép. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các đoàn kiểm tra liên ngành từ thành phố đến quận/huyện đã tiến hành kiểm tra gần 1.600 cơ sở, niêm phong gần 20.000 lít rượu, tiêu hủy 140 lít không nguồn gốc và tiến hành xử phạt 149 cơ sở với số tiền gần 500 triệu đồng.
Vụ ngộ độc rượu trên địa bàn Hà Nội gần đấy nhất là nhóm sinh viên sư phạm ở quận Cầu Giấy ngộ độc rượu methanol sau bữa liên hoan (trong đó có 4 nữ). Rất may tất cả đã hồi phục. Hiện Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo chuyển tất cả hồ sơ ngộ độc rượu về phòng Cảnh sát hình sự, tiến hành khởi tố vụ án, xử lý những trường hợp vi phạm.