Hai điều “không được quên” nếu muốn trẻ phát triển toàn diện

14:07 | 28/12/2017;
Trong khoa học dinh dưỡng, 6-12 tuổi được ví như “lấy đà”. Đây là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng để trẻ tích lũy, xây nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ sau này.

Không ít cha mẹ vẫn hiểu nhầm “lấy đà” là giai đoạn chuyển giao, không quan trọng bằng lúc “dây thì” chính thức. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự đầu tư cho trẻ sai thời điểm và thiếu tập trung.

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Bạch Mai (nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam) sẽ tiết lộ hai  điều “không được quên” khi nuôi dạy trẻ trong giai đoạn này.  

image001.png
Chuyên gia dinh dưỡng Lê Bạch Mai.

 

Chuyên gia có thể chia sẻ rõ hơn về vai trò của giai đoạn “lấy đà” đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sau này?

Ngày nay, nhiều ông bà, cha mẹ vẫn cho rằng các dấu hiệu trổ mã ở trẻ vào tuổi 12-16 như lớn phổng, vụt cao, vỡ giọng… chính là báo hiệu “lệnh” tổng đầu tư về dinh dưỡng. Nhưng theo khoa học, để dậy thì thật sự thành công và vượt hơn mong đợi thì giai đoạn “tiền dậy thì” hay còn gọi là giai đoạn “lấy đà” mới đóng vai trò then chốt.

Vì những sự thay đổi của dậy thì chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn (thường chỉ là 1-2 năm). Ngay sau thời điểm “đỉnh cao” này, mọi sự phát triển của trẻ sẽ gần như chậm, thậm chí là dừng lại. Thế nên, đợi con dậy thì mới chăm lo dinh dưỡng là sự chậm trễ không thể nào cứu vãn được.

Thưa chuyên gia, dinh dưỡng góp phần quan trọng vào phát triển toàn diện, thậm chí có thể đánh bại các yếu tố hạn chế của gen di truyền. Vậy những điểm quan trọng gì về dinh dưỡng mà cha mẹ nhất định phải nhớ và thực hiện trong giai đoạn con 6-12 tuổi?

Ở lứa tuổi này, phải rất cẩn trọng trong dinh dưỡng. Vì dư chất sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, đặc biệt, bé gái dễ bị dậy thì sớm. Thiếu chất, trẻ sẽ còi cọc, lâu dần sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, hạn chế phát triển chiều cao, giảm sức đề kháng. Nói nôm na, chế độ dinh dưỡng phản khoa học sẽ khiến trẻ hay ốm, biếng ăn, tăng trưởng chiều cao chậm, thiếu máu, hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học…

Trong giai đoạn “lấy đà”, trẻ cần:

  • Được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Các chất còn thiếu hụt phổ biến trong khẩu phần ăn cần được quan tâm bổ sung, gồm: đạm, béo, sắt, canxi, kẽm, vitamin B1, B2...

Chất dinh dưỡng

6 tuổi -7 tuổi

8- 9 tuổi

10 - 11 tuổi

Năng lượng

1570 Kcalo

1.820 Kcalo

2150 Kcalo

Chất đạm

32-33g

40g

48-50g

Chất béo

32-52g

38-61g

44-72g

Canxi

650mg

700mg

1000mg

Sắt

7,2mg

8,9mg

10,5-11,3mg

Kẽm

5,6mg

6,0mg

7,2-8,6mg

Vitamin B1

0,8mg

1,0mg

1,1-1,2mg

Vitamin B2

0,9mg

1,0-1,1mg

1,3-1,4mg

Vitamin D

15 mcg

15 mcg

15 mcg

Từ 6-12 tuổi, hàng ngày, khẩu phần của trẻ cần đảm bảo các nhóm chất trên

  • Ăn uống đa dạng và cân đối: Mỗi thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy để đảm bảo Dinh dưỡng cân đối và hợp lý, tốt nhất nên cho trẻ ăn đa dạng, ít nhất 15 loại thực phẩm từ 5 trong 8 nhóm thực phẩm , trong đó lưu ý đến sự cân đối trong từng nhóm chất. Trong nhóm chất đạm, tỷ lệ đạm động vật cho trẻ 6-9 tuổi nên chiếm trên 50% tổng lượng đạm; trên 35% đối với trẻ 10-11 tuổi. Còn lại ưu tiên đạm thực vật có giá trị sinh học cao: đậu nành, vừng, lạc.

Trẻ tuổi này rất lười ăn rau và chuộng ăn thịt, điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không và làm thế nào để cải thiện?

Bên cạnh thịt cá, trẻ cần được khuyến khích ăn nhiều rau để tránh táo bón. Rau củ còn cung cấp nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể; chất chống oxy hóa giúp bé khỏe mạnh, ít ốm đau.

Cần tập cho trẻ ăn dần dần từ nhỏ để hình thành nên thói quen ăn rau, có thể chế biến các món kết hợp giữa rau và thịt để trẻ ăn không bị chán mà vẫn đủ chất. Bên cạnh rau xanh thì các loại hạt như đậu xanh, đậu nành cũng là nguồn thực phẩm từ thực vật cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho trẻ. Ví dụ như đậu nành Trong 100g đậu nành chứa đến 34g đạm thực vật, cao hơn lượng đạm trong thịt bò (18g). Không chỉ đủ lượng chất béo, đậu nành còn chứa nhiều acid béo chưa bão hòa như Omega 3, Omega 6 tốt cho trí nhớ, cho mắt và tim mạch. Đậu nành còn là thực phẩm giàu isoflavone giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa ung thư, nhất là phòng ngừa ung thư vú đối với các bé gái.

Sữa đậu nành là một thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn cho trẻ bên cạnh sữa bò, vừa giúp trẻ thay đổi khẩu vị, đỡ ngán và cũng là cách để trẻ được cân bằng và đa dạng về các nguồn dinh dưỡng.

image003.jpg
Sữa đậu nành Fami kid giàu Canxi, DHA, Bitotin, Vitamin B giúp trẻ lấy đà phát triển toàn diện.

 

Thưa chuyên gia, bên cạnh dinh dưỡng thì còn yếu tố nào cha mẹ “không được quên” để giúp trẻ phát triển toàn diện?

Dinh dưỡng là hàng đầu nhưng dinh dưỡng mà thiếu vận động thì cũng không thể đẩy “con thuyền” phát triển toàn diện đến đích như mong đợi.

Trẻ 6-12 tuổi cần được rèn luyện thói quen vận động với mức độ phù hợp với thể chất. Đầu tiên, trẻ cần được chơi thường xuyên ít nhất 2 môn thể thao khác nhau trong tuần và đều đặn từ 6 tuổi cho đến sau này. Ví dụ bé trai có thể chơi bóng đá và bơi lội hoặc bóng rổ và võ thuật; bé gái có thể tập aerobic và bơi lội; cầu lông và võ thuật… Sau đó, trẻ cần được vui chơi, chạy nhảy thoải mái ngoài trời vào những khoảng thời gian học trên lớp. Tham gia các chương trình hội thao trường học cũng là cách để trẻ rèn luyện sức khỏe và niềm yêu thích thể thao cho trẻ từ sớm.

image005.jpg
Hội thao Fami kid do Báo nhi đồng phố hợp với nhãn hàng Fami kid tổ chức đang là sân chơi năng động được các bạn nhỏ yêu thích. 

Xin cám ơn chuyên gia!

sua-fami-kid.jpg 
Sữa đậu nành Fami Kid với công thức được thiết kế đặc biệt vừa tối ưu các dưỡng chất từ đậu nành, đồng thời bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ lấy đà phát triển toàn diện như canxi, vitamin D3 giúp phát triển hệ xương và chiều cao của trẻ,  DHA giúp phát triển thị giác, trí tuệ, và tăng cường trí nhớ, Vitamin B1, B2, B6 và Biotin giúp chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng cho trẻ vui chơi năng động.

Thuộc chương trình Dinh dưỡng lành 2017, Fami Kid kết hợp với báo Nhi Đồng tổ chức Hội thao Fami kid dành cho học sinh tiểu học diễn ra tại 4 tỉnh thành gồm các môn khuyến khích vận động thể lực như: chạy tiếp sức, thể dục nhịp điệu... Các trường giành chiến thắng trong Hội thao cấp tỉnh sẽ được tặng các dụng cụ vui chơi vận động và bể bơi trường học, tổng giá trị quà tặng là 1 tỷ đồng cho toàn hội thao.

 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn