Hàng nghìn chị em 'chôn chân' trong mưa rét

13:00 | 12/01/2017;
Hàng nghìn phụ nữ ở Hà Nội chôn chân trong mưa rét mỗi khi tham gia giao thông những ngày qua; bánh chưng giá lên tới 600.000 đồng/cặp vẫn đắt hàng; tủ quần áo 'Ai thừa đến ủng hộ. Ai thiếu đến lấy'... là những tin đô thị đáng quan tâm ngày 12/1.
Hà Nội: Hàng nghìn chị em phụ nữ chôn chân trong mưa rét

Trong 3 ngày qua, do mưa rét và tắc đường khiến những hàng dài phương tiện giao thông nhúc nhích trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội, cả trong giờ cao điểm và thấp điểm.
8-1484190484_660x0.jpg
Giờ cao điểm ở đường Trung Hòa, Hoàng Minh Giám, Lê Văn Lương, Trung Văn, Tố Hữu... luôn xảy ra ùn tắc cục bộ ở ngã ba, ngã tư. 
Đặc biệt, phụ nữ và trẻ nhỏ tham gia giao thông trong những dịp này rất vất vả. Nhiều chị em cho hay, ngày nào cũng phải đưa đón con nhỏ đi học bằng xe máy và luôn trong tình trạng rà chân xuống đường để nhích từng bước, đưa được con đến trường thì cả mẹ và con đều ướt, chưa kể đến cơ quan còn muộn giờ làm.
10-1484190485_660x0.jpg
9-1484190485_660x0.jpg
Người đi xe máy luôn trong tình trạng rà chân xuống đường để nhích từng bước. 
Vào mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, nhiều tuyến đường ở Hà Nội thường ùn tắc giao thông triền miên dù mưa hay thời tiết đẹp. Ba ngày qua, mưa liên tiếp cộng với tiết trời giá rét càng làm cho tình trạng tắc đường trở nên tồi tệ hơn. (Nguồn: VnExpress)

Bánh chưng "siêu đắt" 600.000 đồng/cặp được chị em săn lùng

Những chiếc bánh chưng nếp nương xuất xứ từ Điện Biên được bán với giá 600.000 đồng/hộp 2 chiếc đang 'gây sốt' thị trường Hà Nội những ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017.
nuong_bac_1.jpg
Chị Nguyễn Thu Hoài (áo vàng) 
Chị Nguyễn Thu Hoài, chủ cơ sở sản xuất loại bánh “siêu đắt” này, cho hay, sở dĩ bánh có giá khá cao, 300.000 đồng/chiếc (gấp 6 lần so với bánh chưng thông thường) là vì bánh được làm bằng gạo nếp nương Điện Biên, được ngâm nước cốt lá riềng. Bánh không gói bằng lá dong mà được gói bằng lá riềng để có màu xanh từ trong ra ngoài và tạo mùi thơm cho bánh. Nhân bánh là loại thịt lợn mán sạch.

“Thịt lợn để làm nhân là lợn mán nuôi thả rông, 1 năm chỉ nuôi được 1 lứa, mà mỗi con cũng chỉ lấy phần thịt ba chỉ để gói bánh”, chị Hoài cho biết.
banhchungcc1-1484117066658.jpg
Bánh chưng được làm bằng thịt lợn mán, gạo nếp nương Điện Biên 
Về hình thức bề ngoài, bánh có màu xanh mát, lại được đóng gói hút chân không nên có thời gian bảo quản khá dài, có thể để được khoảng chục ngày bên ngoài, nếu để ngăn mát tủ lạnh thì có thể được thêm 10 - 15 ngày nữa. Bánh được cơ sở đóng gói thành từng cặp trong hộp bìa thiết kế riêng mang màu xanh đặc trưng của các loại bánh chưng. (Nguồn: Báo Đầu tư)

"Ai thừa đến ủng hộ. Ai thiếu đến lấy"

Khoảng nửa tháng nay trên vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) xuất hiện một tủ quần áo treo khẩu hiệu "Ai thừa đến ủng hộ. Ai thiếu đến lấy". Ngay lập tức, tủ nhận được số lượng lớn quần áo ủng hộ, trong khi nhiều người có hoàn ảnh khó khăn đã đến đây và chọn được những bộ quần áo hoàn toàn miễn phí.
dsc-8307-1484103577330.jpg
dsc-8312-1484103577431.jpg
 Người lao động nghèo chọn đồ tại tủ quần áo nghĩa tình trên phố Nguyễn Chí Thanh 
Tủ quần áo cho người nghèo này do một nhóm liên kết trên mạng xã hội có tên “Áo quần từ thiện" lên ý tưởng và thực hiện. Các thành viên của nhóm là những người trẻ đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Chị Hoàng Thị Xuân (thành viên lên ý tưởng) cho biết: “Nhiều người nghèo khi được tặng quần áo, họ thường ngại, không muốn nhận dù mình biết họ đang rất cần. Thế nên nhóm mình làm tủ quần áo này, để tạo cảm giác không ai giám sát, cho người đến lấy không có cảm giác ngại ngùng. Quần áo hoàn toàn miễn phí. Người có nhu cầu chỉ cần đến và lựa chọn đồ cần thiết”.
tu-thien.jpg
Do diện tích tủ khá nhỏ, số người đến ủng hộ đông nên quần áo phải để cả ra ngoài vỉa hè. 
Cùng với tủ quần áo trên đường Nguyễn Chí Thanh, nhóm “Áo quần từ thiện” cũng đã đặt một quầy hàng quần áo miễn phí tại số 14 Quán Sứ, Hà Nội. (Nguồn: Dân Trí).

Đà Nẵng: Em rể và chị vợ thương vong trên vũng máu

Chiều 11/1, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng.

Khoảng 15h30 chiều 11/1, tại tổ 106, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), người dân thấy một bé gái chạy ra từ một căn nhà và truy hô kêu cứu.
an-mang-2205-1484132126.jpg
Căn nhà đang xảy ra vụ án được cơ quan chức năng canh gác
Ngay sau đó, người dân đập cửa xông vào thì phát hiện một người đàn ông và một phụ nữ nằm bất động.

Nạn nhân nữ được xác định là chị Trần Thị Mỹ D. (39 tuổi, quê Nha Trang) đã tử vong, trên người có vết đâm. Người đàn ông tên Trần Thái H. (31 tuổi, tạm trú P.Hòa Khánh Nam), em rể chị D., bị thương nặng. (Nguồn: VOV)

Bến Tre: Phát hiện người phụ nữ đầu tiên nhiễm Zika

Ngày 11/1, ông Võ Hồng Khanh, Phó Giám đốc Sở Y tế Bến Tre, cho biết: Viện Pasteur TP.HCM vừa công bố Bến Tre có ca nhiễm vius  Zika đầu tiên.

Bệnh nhân 25 tuổi, đang mang thai 18 tuần tuổi. Ban đầu, thai phụ này có các triệu chứng như: phát ban toàn thân, mệt mỏi, đau cơ ở 2 chân, sưng đau khớp ngón tay...

Trong vòng 2 tuần trước khi bệnh nhân phát bệnh, chị này và người trong gia đình không rời khỏi nơi sinh sống. Bác sĩ Đỗ Tấn Hồng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre, cho biết, khu vực được xác định là ổ dịch nằm trên địa bàn xã Quới Sơn (giáp ranh khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành). Khu vực này có nhiều nhà trọ, công nhân sống tập trung, vì thế khả năng bệnh lây lan trong cộng đồng là rất cao. (Nguồn: TTXVN)

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn