Đó chính là cây sồi tai ngỗng Phổ Đà ở Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này được tìm thấy vào năm 1930 bởi Chung Quan Quang – một nhà thực vật học cùng nhóm của mình. Nó là một loại cây thuộc họ Betaceae Hornbeam.
Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, ban đầu, loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà phân bố chủ yếu ở trên Phổ Đà Sơn nhưng sau đó do nạn phá rừng và khai hoang với quy mô lớn diễn ra thường xuyên nên dân số chúng ngày càng giảm mạnh. Tới thời điểm nhóm của Chung Quan Quang tìm tới thì loại cây này chỉ còn duy nhất một cá thể còn sót lại trong một ngôi đền trên núi. Rất may, nhờ có sự bảo vệ của các vị sư sống trong ngôi đền, cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này không bị đốn hạ.
Vì loài sồi tai ngỗng Phổ Đà chỉ còn sót lại một cây nên nó còn được gọi là "đứa con duy nhất của Trái đất". Sau đó, chính phủ Trung Quốc đã xếp nó vào "Danh sách các loài thực vật hoang dã cần được bảo vệ của quốc gia". Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này cũng được xếp vào loài thực vật trọng điểm cần được bảo vệ cấp 1. Một nhóm nhân viên an ninh đã được cắt cử tới ngôi đền trên Phổ Đà Sơn để bảo vệ cây sồi này 24/24.
Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà còn rơi vào nguy cơ tuyệt chủng vì môi trường sống của nó bị hủy hoại. Bên cạnh đó, do khả năng sinh sản của nó kém nên các nhà thực vật học rất lo lắng cho số phận của nó. Mặc dù, họ đã dùng nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau nhưng đều không có kết quả khả quan. Mãi tới năm 2000, một nhóm nghiên cứu đã tiến hành thụ phấn nhân tạo cho cây sồi này. Song song với đó, họ còn dùng nhiều cách như giâm cành, chiết cành… Sau nhiều năm nỗ lực, số lượng cây con được nhân giống đã lên tới con số hàng chục nghìn. Thậm chí, chúng còn được đưa lên vũ trụ để tham gia thí nghiệm nhân giống trong không gian.
Cùng ngắm nhìn những hình ảnh của cây sồi tai ngỗng Phổ Đà từng chỉ có một cá thể duy nhất trên Trái đất nhé.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn