Michelle Tau xuất thân trong một gia đình có truyền thống về môn Taekwondo, tuổi thơ của cô gắn liền với sàn đấu của bộ môn võ thuật này. Bố cô, John Molise Tau, là một huyền thoại Taekwondo của quốc gia này. Ông qua đời khi Michelle còn nhỏ, nhưng hào quang từ những chiếc huy chương của ông đã khiến trưởng thành cùng lòng ngưỡng mộ bố mình.
Cô cho biết mẹ mình cũng từng là một vận động viên trong đội tuyển Taekwondo quốc gia của Lesotho. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi Michelle lại đam mê và lựa chọn môn thể thao này làm sự nghiệp chính của mình.
Nhưng bên cạnh Taekwondo, Michelle còn có một nghề nghiệp khác tưởng chừng như rất trái ngược, đó là người mẫu. Cô đã giành ngôi vị quán quân về nhan sắc của Lesotho vào năm 2017 và lọt vào top 3 trong một cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Michelle thừa nhận việc mình vừa làm người mẫu vừa làm vận động viên Taekwondo khiến nhiều người bối rối. Cô cho biết khi mình theo học Taekwondo, nhiều người quen đã phản đối, bởi họ cho rằng đây không phải là một lựa chọn dành cho phụ nữ, và việc tập võ có thể khiến cô trở nên nam tính hơn.
Michelle đã bộc lộ năng khiếu phi thường trên sàn đấu ngay từ khi còn nhỏ, sau đó thống trị các sự kiện địa phương và khu vực ở hạng cân 49kg nữ.
Tuy nhiên, trong vai trò một người mẫu, với giày cao gót, lớp trang điểm và một mái tóc cầu kỳ, Michelle lại hết sức nữ tính, mềm mại và điềm đạm. Và người hâm mộ thường đặt câu hỏi, tại sao cô lại có thể cân bằng cả hai việc cùng một lúc.
Về vấn đề này, Michelle Tau cho biết: “Khi bước vào võ đài, tôi trở thành một con người khác so với con người ngoài đời thực của mình".
“Tôi là một người khá nhút nhát và nhẹ nhàng, nhưng khi bước lên sàn đấu, tôi như đã bật sang chế độ quái thú vậy,” cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Olympics.com.
“Và khi bước ra khỏi đó, tôi lại nhút nhát và rụt rè trở lại. Tôi cảm thấy như chúng ta có rất nhiều tính cách. Chúng ta là những sinh vật khác nhau và chỉ cần khám phá xem mình là ai.”
“Tôi thay đổi khi tôi tập taekwondo. Và sau đó khi tôi bước ra khỏi đó, tôi lại mềm mỏng trở lại. Tôi cảm thấy như chúng ta có rất nhiều tính cách, chúng ta là những sinh vật khác nhau và chúng ta chỉ cần khám phá xem mình là ai".
Tại vòng loại châu Phi năm 2024 ở Dakar, Michelle đã giành được một suất tham dự Olympic Paris ở hạng cân 49kg nữ với chiếc huy chương bạc. Đây cũng là một trong bốn huy chương cô giành được trong các cuộc thi cấp châu lục. Cô tự tin rằng mình có thể trở thành vận động viên đầu tiên của nhóm dân tộc Mosotho bước lên bục vinh quang của một kỳ Olympic.
“Khi tôi đi ngủ sau khi vượt qua vòng loại, tôi đã bị sốc. Tôi luôn cảm thấy như mình sẽ thức dậy và sẽ giống như một giấc mơ. Cho đến khi tôi cảm thấy nó là sự thật, thì nó đã xảy ra,” cô ấy nói với Olympics.com từ phòng tập taekwondo ở Alcobendas.
“Khi đi ngủ sau khi đã vượt qua vòng loại, tôi bị sốc. Tôi luôn cảm thấy như đây chỉ là một giấc mơ và mình sẽ thức dậy,” cô cho biết trên Olympics.com.
Michelle Tau sẽ rời thủ đô Maseru của Lesotho, nổi tiếng với những dãy núi hùng vĩ, và sau đó sẽ trở về nhà với tư cách là một vận động viên Olympic.
Cao nguyên Losotho là lãnh địa của những vận động viên chạy đường dài, vốn chiếm phần lớn trong số các vận động viên tham dự Olympic của quốc gia này.
Michelle sẽ trở thành một trong bốn vận động viên Taekwondo Lesotho từng tham gia Thế vận hội. Hai trong số ba người còn lại cũng là vận động viên nữ, và điều thú vị là họ đều ở cùng một hạng cân - hạng ruồi.
Likeleli Alinah Thamae là người đầu tiên giành được vinh dự này tại Olympic Sydney 2000. Nhưng kể từ sau Lineo Mochesane tại Athens 2004, không có vận động viên Taekwondo nữ nào của quốc gia Nam Phi này lọt vào một Thế vận hội.
Tại Olympics Paris, Lesotho, quốc gia chưa từng giành huy chương Olympic nào, sẽ có ba vận động viên đại diện tham dự.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn