Sau gần 3 tháng các nhà khoa học cùng cơ quan chức năng vào cuộc, đến ngày 30/6, Chính phủ đã công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt là do chất thải độc hại của Công ty Formosa. PNVN đã trao đổi với GS.TS Dương Đức Tiến (nguyên giảng viên cao cấp ĐH Quốc gia Hà Nội), người tham gia quá trình nghiên cứu.
- Ông có thể chia sẻ với độc giả về quá trình phân tích, tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung?
GS.TS Dương Đức Tiến: Khi xảy ra hiện tượng cá chết tại các tỉnh miền Trung, tôi đã cùng với các nhà khoa học khác được Nhà nước giao tìm nguyên nhân. Cuối tháng 4/2016, chúng tôi vào Quảng Trị. Tại đây, địa phương đã lấy mẫu nước để phân tích. Khi đánh giá thủy vực bị ô nhiễm, ngoài thành phần có trong thủy vực thì tính số lượng cá thể trong một đơn vị thể tích là bao nhiêu mới đủ chỉ số đánh giá.
Ban đầu, khi chúng tôi phân tích thấy có vài loại tảo độc gây nên hiện tượng nở hoa, khiến nước có màu vàng và gây ra hiện tượng cá bè nuôi bị chết. Chúng tôi cũng phát hiện trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, loại tảo độc có ở vùng biển Hà Tĩnh. Tuy nhiên, khi sang các tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế... thì không có. Do đó, chúng tôi cho rằng, hiện tượng tảo nở hoa là có, nhưng chỉ trong một phạm vi nhỏ. Trước tình hình cá chết hàng loạt như vậy, phải có một nguyên nhân rất lớn.
Chúng tôi đặt nghi vấn là do nước thải của Formosa nên tập trung vào đây. Chúng tôi chia thành từng nhóm nhỏ, đi vào từng khu vực của nhà máy như nhà máy điện, khu vực để nước thải trước khi xử lý và sau khi xử lý để lấy mẫu. Ngoài ra, các nhà khoa học khác cũng lấy mẫu theo từng tầng nước. Họ mặc đồ lặn, thấy ở đáy biển khu vực Hà Tĩnh sinh vật có hiện tượng bị tàn phá rất nặng.
Sau khi phân tích, chúng tôi nhận thấy chất lượng nước thải của Formosa vượt xa chỉ tiêu mà Việt Nam cho phép. Trong nguồn nước thải, chúng tôi phát hiện có nhiều chất độc hại như Phenol, Xyanua,… Những chất này xuất hiện với hàm lượng cao trong nước thì cá sẽ ngạt thở, chết hàng loạt. Đặc biệt, chất độc theo dòng hải lưu, chảy theo dọc bờ biển gây ra hiện tượng cá chết tại nhiều tỉnh thành.
Các nhà khoa học trao đổi thắng thắn với phía công ty và họ cũng đồng ý với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Ban đầu, khi chúng tôi phân tích thấy có vài loại tảo độc gây nên hiện tượng nở hoa, khiến nước có màu vàng và gây ra hiện tượng cá bè nuôi bị chết. Chúng tôi cũng phát hiện trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, loại tảo độc có ở vùng biển Hà Tĩnh. Tuy nhiên, khi sang các tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế... thì không có. Do đó, chúng tôi cho rằng, hiện tượng tảo nở hoa là có, nhưng chỉ trong một phạm vi nhỏ. Trước tình hình cá chết hàng loạt như vậy, phải có một nguyên nhân rất lớn.
Chúng tôi đặt nghi vấn là do nước thải của Formosa nên tập trung vào đây. Chúng tôi chia thành từng nhóm nhỏ, đi vào từng khu vực của nhà máy như nhà máy điện, khu vực để nước thải trước khi xử lý và sau khi xử lý để lấy mẫu. Ngoài ra, các nhà khoa học khác cũng lấy mẫu theo từng tầng nước. Họ mặc đồ lặn, thấy ở đáy biển khu vực Hà Tĩnh sinh vật có hiện tượng bị tàn phá rất nặng.
Sau khi phân tích, chúng tôi nhận thấy chất lượng nước thải của Formosa vượt xa chỉ tiêu mà Việt Nam cho phép. Trong nguồn nước thải, chúng tôi phát hiện có nhiều chất độc hại như Phenol, Xyanua,… Những chất này xuất hiện với hàm lượng cao trong nước thì cá sẽ ngạt thở, chết hàng loạt. Đặc biệt, chất độc theo dòng hải lưu, chảy theo dọc bờ biển gây ra hiện tượng cá chết tại nhiều tỉnh thành.
Các nhà khoa học trao đổi thắng thắn với phía công ty và họ cũng đồng ý với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
GS.TS Dương Đức Tiến trong quá trình tìm nguyên nhân cá chết tại các tỉnh miền Trung |
- Theo đánh giá của ông, khoảng bao lâu thì nước biển sạch trở lại?
GS.TS Dương Đức Tiến: Biển là một thủy vực lớn và chuyển động liên tục. Dòng chảy của đại dương mạnh hơn dòng chảy nội địa nên sóng sẽ cuốn trôi đi nên nhanh chóng làm sạch biển. Tuy nhiên phải có thời gian, chứ không thể một sớm một chiều. Hơn nữa, Formosa phải không được thải nước bẩn chưa qua xử lý ra biển, trước khải phải xử lý theo quy trình và đảm bảo chất lượng nước. Có như vậy thì môi trường nước mới không bị ảnh hưởng và thời gian biển sạch trở lại mới nhanh hơn.
- Dù không còn hiện tượng cá chết nhưng người dân vẫn lo ngại cá biển nhiễm độc. Ông có đánh giá gì về điều này?
GS.TS Dương Đức Tiến: Người dân lo ngại là đúng. Nhưng đầu tháng 6, sau khi hoàn thành việc điều tra, chúng tôi đã ăn hải sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh). Tôi phải nói thế này, do khả năng sinh tồn, cá thấy ô nhiễm thì sẽ bơi ra khu vực nước sạch để sinh sống, còn những con bị chết là do hóa chất lan nhanh quá nên không bơi kịp. Ngoài ra, những sinh vật đáy, sinh vật tĩnh không chạy được thì mới chết. Nhưng vấn đề đặt ra là không được đổ thải ra biển nữa. Họ phải xử lý xong vùng đó, phải kiểm tra chất thải trước khi đổ ra biển. Như vậy, cần phải có thời gian thì nước biển mới trở lại bình thường được.
- Xin cảm ơn ông!