Hen phế quản ở người lớn và trẻ em khác nhau như thế nào?

15:30 | 20/03/2020;
Mọi độ tuổi đều có thể bị hen phế quản với những triệu chứng hen phế quản như thở khò khè, tức ngực,.. Vậy hen phế quản ở người lớn và trẻ em có điểm gì giống và khác nhau?

1. Hen phế quản ở người lớn và trẻ em

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, có khoảng 7,1 triệu trẻ em dưới 18 tuổi đang bị hen phế quản, trong đó hơn 4 triệu trẻ em bị các cơn hen cấp tính mỗi năm. Người ta chỉ ra rằng hen phế quản là một trong ba nguyên nhân khiến trẻ em dưới 15 tuổi phải nhập viện (Hoa Kỳ), điều may mắn hơn là số trẻ em tử vong do bệnh hen phế quản là thấp.

Bệnh hen suyễn cũng phổ biến ở người lớn tuổi, thường thì hen suyễn sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, đó có thể là các chất vô hại có thể gây phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với chúng.

Ảnh 2.

Hen suyễn phổ biến ở người lớn tuổi (Ảnh: Internet)

2. Điểm chung giữa hen phế quản ở người lớn và trẻ em

Nguyên nhân chính xác gây hen suyễn thực sự vẫn chưa được kết luận chính xác. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do các chất dị ứng gây ra hen phế quản và các cơn hen phế quản ảnh hưởng tới sức khỏe. Hệ gen của chúng ta cũng như môi trường sống cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

Hen phế quản ở người lớn và trẻ em phần lớn cũng do nguyên nhân trên gây ra, tiếp xúc với những tác nhân sau sẽ gây ra các cơn hen suyễn:

- Khói thuốc lá

- Nấm mốc

- Ô nhiễm không khí

- Bụi, bụi đá

- Lông hoặc nước bọt động vật

- Nhiễm trùng hô hấp hoặc cảm lạnh

- Không khí khô

- Tập thể dục quá sức

Đây là những tác nhân gây bệnh hen phế quản ở cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, trẻ em đặc biệt nguy hiểm khi hít phải khói thuốc lá. Theo thống kê, khoảng 1 triệu trẻ em bị hen phế quản trải qua các triệu chứng nghiêm trọng và sự bùng phát của bệnh này khi tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.

3. Sự khác biệt giữa hen phế quản ở người lớn và trẻ em

Đối với trẻ em, khi được chẩn đoán bị hen phế quản, các triệu chứng thường không phát triển liên tục. Đôi khi, dị ứng gây ra hen suyễn nhưng trong một số trường hợp thì không phải vậy. 

Ở người lớn, các triệu chứng của hen suyễn vẫn thường kéo dài, phải điều trị hằng ngày để kiểm soát cũng như phòng ngừa các cơn hen suyễn cấp tính là rất cần thiết.

Thông thường, trong thời gian dậy thì, trẻ sẽ có ít triệu chứng hơn hoặc chỉ xuất hiện tạm thời, nhưng khi bước sang tuổi 20 nó sẽ quay trở lại trong thời gian ngắn rồi biến mất. Theo Hiệp hội Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, chu kỳ biến mất - xuất hiện sẽ tiếp tục cho đến 30 hoặc 40 tuổi nếu không được điều trị dứt điểm.

Tuy khác nhau về tình trạng triệu chứng như bệnh hen phế quản ở người lớn và trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc hen suyễn tác động nhanh (giảm triệu chứng  hen suyễn) và thuốc hen suyễn tác động kéo dài (giảm và ngăn ngừa các cơn dị ứng gây ra hen suyễn).

Ảnh 4.

Thuốc điều trị tuỳ thuộc vào tình trạng hen (Ảnh: Internet)

Trẻ em và người lớn nên sử dụng phối hợp cả hai loại thuốc trên theo sự chỉ dẫn của chuyên  gia, bác sĩ để giúp bệnh chóng khỏi cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Kết luận

Trên đây là những điểm giống và khác nhau về bệnh hen phế quản ở người lớn và trẻ em, mọi người nên chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như các cha mẹ nên chú ý để đảm bảo con luôn được khỏe mạnh, tránh bị hen suyễn.

Hen phế quản ở người lớn và trẻ em thường không quá nguy hiểm, nhưng bạn cũng không nên chủ quan, nếu không được điều trị dứt điểm cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy gặp bác sĩ để có những tư vấn chính xác nhất về bệnh giúp có hướng điều trị đúng đắn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cả những người xung quanh mình.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn