Hen suyễn mùa lạnh: Làm cách nào để quản lý triệu chứng tốt nhất?

11:02 | 18/11/2022;
Thời tiết khô lạnh có thể gây bùng phát các cơn hen suyễn, vậy làm cách nào để quản lý và phòng ngừa triệu chứng hen suyễn mùa lạnh hiệu quả?

Tại sao mùa khô lạnh lại là mối nguy cơ của các cơn hen suyễn bùng phát? Trước tiên, hen suyễn là bệnh khiến đường thở của bạn sưng lên và hẹp lại. Việc tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt sẽ làm cho các triệu chứng hen suyễn ở người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Những triệu chứng đó có thể là ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đối với nhiều người thì không khí lạnh là một tác nhân gây hen suyễn phổ biến do:

- Không khí lạnh kích thích đường thở và gây sưng tấy cũng như hẹp hơn. Nhiệt độ xuống thấp cũng có thể khiến các cơ xung quanh đường thở bị hẹp lại và không khí cũng khó đi qua hơn.

Không khí lạnh cũng khiến đường hô hấp tạo ra một chất gọi là histamine - chất này thường được tạo ra khi cơ thể bị dị ứng khiến bạn thở khò khè và kèm theo các triệu chứng hen suyễn khác.

- Không khí khô trong nhà vào mùa đông cũng gây kích ứng đường hô hấp. Theo một vài nghiên cứu của Học viện Hen suyễn, Dị ứng và Miễn dịch Hoa Kỳ thì các nhà khoa học cho rằng không khí khô là thủ phạm chính gây bùng phát triệu chứng nhiều hơn là sự thay đổi nhiệt độ.

Hen suyễn mùa lạnh: Làm cách nào để quản lý triệu chứng tốt nhất? - Ảnh 1.

Hen suyễn là bệnh khiến đường thở của bạn sưng lên và hẹp lại (Ảnh: Internet)

Đường thở của bạn được bảo vệ bởi một lớp dịch mỏng, nếu hít phải không khí khô, chất lỏng đó sẽ bay hơi nhanh hơn mức có thể sản sinh để thay thế. Đường hô hấp bị kích thích và sưng lên làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Ngoài ra thì cơ thể bạn cũng tạo ra nhiều chất nhầy hơn để bảo vệ cơ thể khỏi các dị nguyên và virus, vi khuẩn xâm nhập nhưng lại đặc và dính hơn bình thường. Chính vừa dư thừa chất nhầy cũng khiến bạn dễ gặp các triệu chứng khiến cơn hen suyễn bùng phát hơn.

- Mùa đông khiến bạn tăng nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn với virus cảm lạnh và cúm. Có rất nhiều trẻ nhỏ bị mắc hen suyễn do virus - có nghĩa là chúng có thể lên cơn hen suyễn do bị nhiễm trùng đường hô hấp.

- Chất gây dị ứng trong nhà như da và lông thú cưng, mạt bụi và khói thuốc lá cũng góp phần bùng phát cơn hen.

1. Cách để đối phó với hen suyễn mùa lạnh hiệu quả

Bị hen suyễn không có nghĩa là sinh hoạt của bạn trở nên bó hẹp và hạn chế hơn, dưới đây là một số biện pháp đối phó giúp bạn phòng ngừa các cơn hen suyễn mùa lạnh:

1.1. Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp

Nhiều người có thói quen tập thể dục vào sáng sớm, tuy nhiên với người bị hen suyễn thì tập thể dục ngoài trời trong thời tiết lạnh sẽ khiến không khí lạnh nhanh chóng vào đường hô hấp và tăng khả năng lên cơn hen suyễn.

Hơn nữa, khi tập thể dục, cơ thể bạn cần oxy nhiều hơn do đó bạn sẽ thở gấp và nhanh hơn khi không vận động. Thông thường thì bạn sẽ thở bằng miệng theo thói quen để hít vào không khí nhiều hơn trong khi đó mũi của bạn có các mạch máu giúp làm ấm và ẩm không khí trước khi tới phổi, lúc này không khí đi trực tiếp qua miệng bạn sẽ vẫn khô và lạnh.

Hay nói cách khác, sự kết hợp giữa hoạt động thể chất và việc hít thở không khí khô lạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Có một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng hen suyễn do tập thể dục là co thắt phế quản do tập thể dục, để giảm vấn đề này thì bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc gọi là chất ức chế thụ thể leukotriene.

1.2. Ống hít

Điều quan trọng là phải chuẩn bị ống hít và uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ, điều này đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa lạnh. Steroid dạng hít là loại thuốc người bệnh hen suyễn nên sử dụng hàng ngày để giảm viêm, ngay cả khi cảm thấy bình thường để giảm sự nhạy cảm với thời tiết khô lạnh.

Ống hít tác dụng nhanh giúp nới lỏng và thông đường thở. Ống hít này thường chứa albuterol, chất vật chủ beta. Trước khi tập thể dục 15 - 30 phút bạn nên sử dụng ống hít để có thể hít thở dễ dàng hơn.

1.3. Làm ấm không khí trước khi hít vào

Như đã nói ở trên, khi hít phải không khí khô lạnh, đường thở của bạn sẽ bị hẹp lại và bùng phát cơn hen. Chính vì thế bạn cần che chắn mũi và miệng khi ra ngoài trong thời tiết lạnh bằng khẩu trang và khăn ấm để không khí đi vào đường hô hấp đủ ấm và ẩm.

Ngoài ra, cần tránh thở bằng miệng để ngăn không khí lạnh chưa được làm ấm vào phổi. Việc hít thở bằng mũi sẽ đảm bảo hơn nhờ các cấu trúc trong mũi giúp làm ấm không khí trước khi chúng di chuyển qua khoang mũi nên nguy cơ gây kích ứng đường thở sẽ thấp hơn.

Nếu sử dụng máy sưởi, bạn nên trang bị thêm các thiết bị tạo ẩm như máy bù ẩm, máy phun sương trong phòng ngủ hay những khu vực thường xuyên hoạt động. Tuy nhiên bạn cần làm sạch máy tạo ẩm thường xuyên để tránh nấm mốc - tác nhân gây hen suyễn khác.

1.4. Uống đủ nước

Mùa đông nhiều người có thói quen uống ít nước hơn mùa hè nên để dự phòng hen suyễn bạn nên uống đủ nước vào mùa đông. Điều này giúp giữ chất nhầy trong phổi của bạn loãng hơn và dễ dàng loại bỏ chúng hơn.

1.5. Tiêm phòng cúm sớm vào mùa thu

Mùa cúm bắt đầu khiến nhiều người bị hen suyễn đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh và trầm trọng các triệu chứng hơn. Chính vì thế, để loại bỏ nguy cơ này bạn cần tiêm phòng cúm sớm vào mùa thu, trước khi mùa khô lạnh bắt đầu.

Ngoài ra cần tránh xa bất cứ ai có triệu chứng hô hấp.

Hen suyễn mùa lạnh: Làm cách nào để quản lý triệu chứng tốt nhất? - Ảnh 4.

Người bị hen suyễn cần tránh xa khỏi những người đang có biểu hiện bệnh đường hô hấp (Ảnh: Internet)

1.6. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Giặt chăn, ga, gối và thảm thường xuyên bằng nước nóng để loại bỏ các mạt mũi. Ngoài ra cần hút bụi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các chất gây dị ứng có thể có trong nhà như nấm mốc và lông thú cưng.

2. Cần làm gì nếu bùng phát cơn hen suyễn?

Nếu bạn bắt đầu thở khò khè hoặc cảm thấy khó thở, hãy thực hiện theo hướng dẫn đã thảo luận trước đó với bác sĩ:

- Hít từ 2 đến 6 hơi từ ống hít tác dụng nhanh. Thuốc sẽ giúp mở đường thở và bạn sẽ thở dễ dàng hơn

- Sử dụng máy phun sương để hỗ trợ

- Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng nhưng chúng không cải thiện sau vài nhát xịt đầu tiên thì hãy đợi khoảng 20 phút rồi bổ sung liều khác

- Một khi bạn cảm thấy tốt hơn, hãy gọi cho bác sĩ điều trị của bạn bởi bạn có thể cần thêm thuốc tác dụng nhanh sau vài giờ hoặc 1 - 2 ngày.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng tới mức bạn không thể nói được, bạn cần uống thuốc tác dụng nhanh và tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức bởi bạn cần được theo dõi cho tới khi nhịp thở ổn định trở lại.

Nhìn chung, ngoài việc tuân theo các kế hoạch điều trị bệnh hen suyễn mùa lạnh kể trên thì bạn cũng cần thăm khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo rằng việc điều trị của bạn có hiệu quả và bệnh được kiểm soát tốt trong suốt những tháng mùa lạnh. Kiểm soát tốt các triệu chứng và giảm số lần lên cơn hen sẽ giúp ngăn ngừa tốt các triệu chứng phát triển trong mùa lạnh.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn